Thứ Tư, 21/11/2018 | 09:24

Bệnh nhiễm khuẩn: áp xe họng hàm, viêm tuyến mang tai

Nhiễm khuẩn ở khoang dưới hàm dưới là một viêm mô tế bào bị cứng lan nhanh sang hai bên tại vùng dưới lưỡi và dưới hàm trên mà không tạo thành áp xe. Viêm này còn gọi là viêm họng Ludwig phát sinh từ nhiễm khuẩn răng hoặc quanh răng do kém vệ sinh răng, nhổ răng hoặc chấn thương răng. Bệnh này giống như một áp xe, gây đau vùng răng bị bệnh, cứng và nhạy cảm đau ở vùng dưới hàm dưới, khó phát âm, chảy dãi, không nuốt được, khó thở, phù họng v.v… Bệnh nhân thấy sốt, ớn lạnh và tim đập nhanh. Điều trị bằng cách dùng thủ thuật mở khí quản để tái lập khí đạo đầy đủ, dùng penicillin liều cao trị vi khuẩn kỵ khí, rạch dẫn lưu các dịch thể. Nếu bệnh nhân bị dị ứng penicillin thì cho dùng clindamycin.

Áp xe họng hàm

Áp xe họng hàm là áp xe tại vòng họng hàm. Đó là một khoang hình nón nằm bên khoang trải rộng từ xương bướm ở đáy hộp sọ đến xương móng. Các áp xe này thường do nhiễm khuẩn họng, mũi hầu, sùi vòm họng và amiđan gây ra. Cũng có thể là do nhiễm khuẩn răng, viêm tuyến mang tai, viêm xương chũm gây ra, tuy ít phổ biến hơn. Bệnh nhân thường sốt, rất họng, khó chịu, nhạy cảm đau, cứng khít hàm, phình ở giữa amiđan và vách họng bên v.v…

Điều trị bằng phẫu thuật dẫn lưu và liệu pháp kháng sinh, dùng penicillin hoặc clindamycin liều cao.

Viêm tuyến mang tai mưng mủ

Viêm tuyến mang tai mưng mủ là do nhiễm khuẩn từ miệng đi lên, tác nhân gây bệnh thường là do tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus sống ở vùng cửa miệng ống Stensen. Thường viêm này xẩy ra ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc có bệnh mạn tính bị khô miệng hoặc sau khi gây mê, chịu hậu quả dùng các thuốc kháng histamin hoặc các phenothiazin. Bệnh nhân bị Sốt ớn lạnh đau và sung một bên; tuyến mang tai cứng và nhạy cảm đau, lớp da trên đỏ và sung phù, mủ từ ống Stensen chảy ra.

Điều trị bằng penicillin kháng penicillinase hoặc vancomycin. Nếu xét nghiệm thấy nhiễm khuẩn do vi sinh khác thì chọn dùng các kháng sinh nào cho thích hợp hơn. Cần vệ sinh tốt răng miệng, cải thiện việc hấp thụ nước, dùng các chất làm tiết nhiều nước bọt. ít khi cần đến phẫu thuật, trừ phi dùng thuốc nhiều ngày mà vẫn không khỏi.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook