Thứ Năm, 23/06/2016 | 09:00

Gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ là những căn bệnh rất dễ mắc phải trong cuộc sống hiện đại nếu bạn không biết cách tự bảo vệ sức khỏe của mình.

Từ bệnh gan nhiễm mỡ có thể gây ung thư gan

Gan nhiễm mỡ được hiểu đơn giảnlà gan bị một lượng mỡ thừa tích tụ khiến quá trìnhchuyển hóa acid béo tại gan bị rối loạn, làm ảnh hưởng đến sự đào thải mỡ ở gan. Bệnh này khi bị ởmức độ nhẹ thường người bệnh không thể tự phát hiện ra được. Kết quả chỉ chính xác khi làm các xét nghiệm máu, sinh thiết tế bào gan.

Trong một lầnkiểm tra sức khỏe định kỳ do cơ quan tổ chức, anh Huy Hoàng (32 tuổi – Cửa Nam – Hà Nội) phát hiện ra mình bị gan nhiễm mỡ. Anh chia sẻ: “Tôi thực sự bất ngờ với chỉ số xét nghiệm này. Từ ngày biết mình bị bệnh, tôi tuyệt đối kiêng rượu, mong sao chỉ số xét nghiệm tôi sớm trở lại bình thường, chứ không thì cũng mệt mỏi lắm”. Anh Hoàng nghĩ lại, đúng là thời gian gần đây, anh thấy mệt mỏi, chán ăn nhưng không nghĩ mình có vấn đề về gan như vậy. Anh chỉ nghĩ, thời tiết nắng nóng nên cơ thể mới như thế.

Bệnh gan nhiễm mỡ thường xảy ra với những trường hợp uống nhiều rượu bia, những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, béo phì, suy gan mạn tính, viêm tụy mạn tính…

Một số người quan niệm, chỉ những người béo phì mới bị gan nhiễm mỡ, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng bởi bệnh này có thể tấn công cả những người thiếu chất, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin và protein… Ở những người này,gan sẽ không sản sinh ra các chất chuyển hóa cần thiết để đưa mỡ ra khỏi gan và cũng có thểmắc gan nhiễm mỡ như thường.

Bệnh gan nhiễm mỡ nếu không được chạy chữa kịp thời sẽ có nguy cơtiến triểnthành bệnh xơ gan, suy gan, thậm chí ung thư gan.

Bệnh máu nhiễm mỡ kéo theo hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm

Bên cạnh bệnh gan nhiễm mỡ còn có bệnh máu nhiễm mỡ cũng vô cùng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh máu nhiễm mỡ có thể kéo theo hàng loạt các bệnh lý khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Cuộc sống hiện đại ngày nay, không ít người trẻ tuổi mắc căn bệnh này do thường xuyên áp dụng một chế độ ăn uốngphản khoa học, một lịch làm việc, sinh hoạt không cân bằng… Nhiều người mắc bệnh do nghĩ, bản thân ít tuổi, sức khỏe dẻo dai thì làm sao mà mắc bệnh được. Nhưng thực tế, bệnh tật khôngloại trừ ai. Giống như trường hợp của bạn Tùng Lâm (sinh viên năm 3 đại học Xây dựng – Hà Nội), chủ quan với sức khỏe của mình, làm sức khỏe suy giảm nhiều khi tuổi còn rất trẻ. Bạn Lâm tâm sự: “Còn thanh niên nên em cũng không coi trọng việc giữ gìn sức khỏe, ăn uống vô tội vạ, thích gì ăn nấy, lại lười vận động nên giờ phải gánh chịu hàng loạt bệnh”. Lâm chia sẻtrong nỗi buồn chán vì bệnh tật, vì mới đang là sinh viên mà Tùng Lâm đã mắc bệnh máu nhiễm mỡ, tiểu đường. Từ đó, Lâm phải áp dụng chế độ ăn kiêng chặt chẽ để kiểm soát lượng đường và mỡ trong máu. Hàng tháng, Lâmphải đi viện làm xét nghiệm máu để theo dõi tình trạngsức khỏe của mình.

Bệnh mỡ máu cao làm lượng Triglycerides cũng tăng cao. Triglycerides là một loại mỡ đặc biệt được dự trữ thành năng lượng để cơ thể sử dụng. Triglycerides cao dẫn tớinguy cơ mắc cácbệnh như: viêm tụy, tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ, suy giảm trí nhớ… Đây là loạt bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe màmọi người cần chú ý.

Lưu ý cần ghi nhớ đểphòng bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ

Đầu tiên, muốn có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần lập ra cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc và luyện tập thể thao một cách khoa học.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, không nên ăn quá nhiều mỡ, đường và nội tạng động vật.

Áp dụng chế độ ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhưng lưu ý không kiêng khemthái quá làm cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Tăng cường ăn đạm thực vật, cá và bổ sung các loại vitamin cần thiết.

Không vì bệnh tật mà áp dụng chế độ ăn kiêng, giảm béo phản khoa họcbởi đó là điều kiện để hình thành bệnh gan nhiễm mỡ.

Hạn chế tối đa việc uống rượu bia, nhất là đối với những người đã mắc bệnh về gan, mỡ máu.

Có lịch khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện sớm các bệnh trong cơ thể.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Bệnh viêm gan B mạn tính: chẩn đoán, theo dõi, thuốc điều trị

+ Gan làm chức năng gì trong cơ thể

+ Xơ gan: bài viết của bác sĩ bệnh viện Bạch Mai

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook