Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và phức tạp của sự sống. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ từ ruột sẽ đi qua gan để được biến đổi thành các chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời các chất độc từ đường tiêu hóa cũng phải qua gan để được lọc và khử độc.
Tầm quan trọng của gan
Nhiệm vụ chuyển hóa các chất:
Gan thường được ví như một “nhà máy năng lượng hóa học” vì nó có khả năng chuyển hóa mọi thứ mà chúng ta ăn vào, hít vào hoặc những chất được hấp thụ qua da.
Chuyển hóa chất đường (glucid):
Đường là thành phần có trong cơm, gạp, bánh mì,… Sau khi ăn, chất đường được các men tiêu hóa ở dạ dày và ruột biến thành glucose để dễ dàng ngấm được vào trong máu. Tế bào gan sẽ tiếp nhận glucose và biến chúng thành một dạng đường dự trữ ở gan gọi là glucogen. Khi lượng đường trong máu bắt đầu giảm, thì gan sẽ chuyển hóa glycogen thành glucose để đưa vào máu trở lại. Nhờ chức năng điều hòa đường huyết của gan mà lượng đường trong máu của gan khoog bị lên quá cao hay xuống quá thấp. Khi gan bị hư hại, bệnh nhân rất dễ bị hạ đường huyết và có thể dẫn đến tử vong.
Chuyển hóa chất đạm (protein)
Protein có trong thịt, cá, đậu hũ,… Sau khi ăn vào chất đạm từ thức ăn sẽ được men tiêu hóa ở dạ dày và ruột biến chúng thành acid amin để dễ dàng được hấp thu vào máu, gan sử dụng các acid amin này để tổng hợp thành nhiều loại chất đạm quan trọng khác nhau cần thiết cho hoạt động của cơ thể:
Chất albumin: chất này tạo ra áp lực keo của huyết tương. Đó là áp lực làm cho nước được giữ lại trong lòng mạch máu. Khi gan bị suy yếu nồng độ độ albumin trong máu giảm thấp cho nên áp lực keo cũng bị giảm theo. Vì vậy, nước từ trong mạch máu sẽ thoát ra ngoài làm cho cơ thể bị sưng phù, thường thấy rõ là phù ở hai chân và nếu nước thấm vào ổ bụng sẽ đưa ra bang bụng hay còn gọi là cổ trướng.
Chất prothromnin, fibrinogen và các yếu tố đông máu số V, VII, IX,X. Nếu gan bị hư hại, nó không sản xuất đủ các chất này, bệnh nhân sẽ dễ bị những vết bầm xanh tím trên da, nhất là khi tiêm chích hoặc bị va chạm dù là nhẹ.
Chuyển hóa chất mỡ (lipids)
Gan chính là nơi kiểm soát sự tạo ra và bài tiết chất cholesterol. Cholesterol là thành phần chủ yếu của màng tế bào, tức là lớp vỏ bọc bên ngoài của mọi loại tế bào trong cơ thể. Cholesterol cũng là chất cần thiết để tạo ra những nội tiết tố giới tính và một số vitamin. Để hoạt động của các tế bào được hoàn hảo, nồng độ cholesterol trong máu phải được duy trì ở một lượng thích hợp. Khi dư thừa cholesterol, chất này có thể bị đọng lại và gây bệnh ở một số nơi như tim, mạch máu. Lượng cholesterol nếu dư còn có thể tạo ra sỏi mật.
Chức năng khử độc:
Một trong những chức năng quan trọng của gan là lọc ra khỏi cơ thể những chất độc trong máu bằng cách biến đổi và khử độc chúng ra khỏi cơ thể qua đường mật hay đường tiểu…
Ví dụ trong quá trình biến đổi chất đạm, cơ thể thường xuyên tạo ra một chất độc, đó là ammoniac (NH3). Gan đảm nhiệm việc khử động chất này bằng cách biến đổi nó thành chất ure để thải qua nước tiểu. Khi nhiệm vụ này của gan bị trục trặc, lượng ammoniac sẽ tăng cao trong máu làm ảnh hưởng đến trí não của bệnh nhân như gây mất ngủ, thay đổi tính tình, lú lẫn rồi hôn mê….mà người ta gọi là hôn mê gan.
Gan còn lọc ra khỏi máu các chất độc như rượu, thuốc men và các hóa chất khác khi đưa vào cơ thể bằng đường uống hoặc hít vào, ngấm qua da.
Chức năng bài tiết
Tế bào gan liên tục bài tiết da dịch mật. Dịch mật có nhiều chất nhưng có hai thành phần quan trọng:
Muối mật:
Là chất giúp cho chất mỡ khi ăn vào có thể tan được trong nước. Điều này sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu chất mỡ được tốt hơn. Ngoài vai trò giúp hấp thu chất néo, muối mật còn giúp hấp thu những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E,K. Khi mật bị tắc, không xuống được ruột, chất mỡ trong ruột không tiêu hóa được có thể gây tiêu chảy. Thiếu các vitamin tan trog mỡ ví dụ như vitamin K, sẽ làm cho máu khó đông lại và dễ gây chảy máu kéo dài. Một số bệnh nhân bị bệnh gan hay bị ngứa là do muối mật đọng lại ở dưới da.
Sắc tố mật:
Gan không những bài tiết các chất được sản xuất từ gan mà còn bài tiết những chất được tạo ra từ nơi khác. Hồng cầu trong máu sống đến khoảng 120 ngày thì già đi rồi chết, màng của hồng cầu sẽ bị vỡ ra. Chất hemoglobin trong hồng cầu được phóng thích ra và biến đổi qua nhiều giai đoạn và cuối cùng thành một chất có mày vàng được gọi là sắc tố mật hay bilirubin. Bilirubin trực tiếp được bài tiết qua đường mật để đi xuống ruột non, một phần theo phân ra ngoài làm cho phân có màu vàng; một phần khác sẽ từ ruột non ngấm trở lại vào máu, thải qua nước tiểu nên cung làm cho nước tiểu có màu vàng. Vì vậy, khi gan bị hư hại do viêm gan, xơ gan hoặc khi đường mật bị tắc nghẽn, chất mật không xuống được ruột, ứ lại trong gan và tràn vào trong máu gây ra vàng da, vàng mắt. Ngoài ra, khi có tắc mật, bilirubin trong mật không xuống được ruột nên sẽ có màu trắng bạc như màu phân cò.
Các chức năng khác của gan:
Chức năng chuyển hóa thuốc men
Các thuốc men dù dùng qua đường uống hay tiêm chích hoặc bôi qua da, cuối cùng cũng sẽ đến gan để được biến đổi và được đào thải một phần qua đường mật. Khi gan bị hư hại, chức năng này cũng bị ảnh hưởng, cho nên một số thuốc sẽ bị tích tụ nhiều hơn và lâu hơn, có thể gây độc cho cơ thể.
Tích trữ vitamin
Gan có khả năng tích trữ nhiều loại vitamin, nhiều nhất là vitamin A. Ngoài ra, gan còn dự trữ vitamin D, B12,..
Nhu mô gan thường xuyên lọc ra khỏi cơ thể những chất độc có trong máu bằng cách chuyển hóa, biến đổi chúng hết độc rồi thải ra ngoài qua đường mật và đường tiểu. Do thường xuyên xử lý chất độc nên gan có thể bị nhiễm độc thể hiện ở chỗ nhu mô gan bị tổn thường và được gọi là viêm gan. Viêm gan là tình trạng tế bài bị viêm, bị hư hoại và chết điViêm gan có thể do nhiễm độc (do sử dụng thuốc lâu dài, do nghiện rượu) nhưng nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay là viêm gan do nhiễm siêu vi (viêm gan siêu vi A, B và C). Khi tế bào gan bị viêm, bị tổn thương, các men gan như ALT (SGPT) và AST (SGOT) từ gan phóng thích nhiều vào máu. Vì vậy, khi xét nghiệm thấy men gan ALT và AST tăng lên là dấu hiệu cho biết tình trạng có viêm, tổn thương gan.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.