Thứ Sáu, 26/07/2019 | 09:26

Vi khuẩn Hp sống như thế nào, chúng sống được bao lâu ở môi trường bên ngoài. Nhưng thực phẩm nào trị được vi khuẩn Hp.

Vi khuẩn Hp là thủ phạm chính gây ra nhiều căn bệnh tại dạ dày như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày. Đây là loại vi khuẩn đầu tiên có khả năng gây ra sự phát triển thành thư. Nguy hiểm hơn là nguồn lây phổ biến của chúng là qua đường ăn uống, giao tiếp.

Câu hỏi đặt ra là vi khuẩn Hp phát triển như thế nào, chúng sống bao lâu trong các môi trường trước khi lây lan từ người này sang người khác.

Vi khuẩn Hp sống thế nào, sống được bao lâu khi ở trong cơ thể?

Câu hỏi này thật thú vị vì tuổi thọ của chuột phụ thuộc vào con mèo, do đó tuổi thọ của vi khuẩn Hp phụ thuộc người mang bệnh và bác sĩ của họ.

Theo các chuyên gia tiêu hóa nếu được phát hiện sớm, điều trị sớm thì 100% người nhiễm vi khuẩn Hp sẽ khỏi bệnh.

Vi khẩn Hp sống trong cơ thể như thế nào?

Khi vi khuẩn Hp vào cơ thể, vi khuẩn này chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tiết ra chất kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn; làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tạo một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy.

Nhờ có hệ thống lông roi linh hoạt giúp vi khuẩn Hp tránh được tác động của acid dịch vị, vừa có thể di chuyển nhanh chóng trong môi trường dạ dày. Vi khuẩn Hp không bao giờ tự chết đi bởi khả năng kháng miễn dịch của cơ thể rất cao, cấu tạo đặc biệt nên vi khuẩn Hp không chịu sự tác động của môi trường dạ dày.

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu ngoài cơ thể?

Vi khuẩn Hp chỉ tồn tại ngoài môi trường trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi ra khỏi cơ thể con người qua tuyến nước bọt, qua phân. Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong môi trường không khí, đất và nước. Không tồn tại trong môi trường chân không.

+ Thời gian sống trong môi trường không khí:

Thời gian sống trong không khí của vi khuẩn Hp sau khi ra khỏi cơ thể là từ 4 – 8  giờ đồng hồ tùy thuộc vào môi trường không khí có độ ẩm, nhiệt độ là bao nhiêu.

+ Thời gian sống trong môi trường nước

Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong môi trường nước vài giờ tùy vào nhiệt độ, môi trường nước. Tuy nhiên khi vi khuẩn Hp biến đổi cấu trúc ở dạng cầu (coccoid) thì chúng có thể tồn tại khá lâu, có thể lên tới 1 năm trong môi trường nước tự nhiên ao hồ, kênh rạch…Trong môi trường nước sôi 100 độ C vi khuẩn Hp sẽ chết đi.

+ Thời gian sống trong môi trường đất

Vi khuẩn Hp có thể sống trong môi trường đất cũng giống như trong môi trường nước là vài giờ sau khi ra ngoài cơ thể. Khi biến đổi cấu trúc chúng có thể tồn tại lâu hơn.

Như vậy, thời gian tồn tại của vi khuẩn Hp ngoài môi trường cơ thể là rất lâu vì thế chúng vẫn có khả năng gây lây nhiễm cao nếu tiếp xúc. Do đó việc vệ sinh nguồn nước, thực phẩm được ăn chín, uống ước đung sôi, giảm thiểu thực phẩm gỏi sống sẽ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp.

Thực phẩm góp phần hỗ trợ điều trị Hp

+ Tác dụng của tỏi đối với việc hỗ trợ điều trị Hp

Với đặc tính chống viêm, là chất kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ, tỏi rất hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày.

Người bệnh có thể sử dụng tỏi nấu chín hoặc tỏi sống để ăn, làm giảm lượng acid Hp trong dạ dày. Liều dùng khuyến cáo là 3g mỗi bữa, tránh sử dụng quá nhiều gây kích thích dạ dày, tăng tiết acid khiến bệnh thêm nặng.

+ Tác dụng của trà xanh đối với việc hỗ trợ điều trị Hp

Trà xanh có hoạt chất kháng khuẩn mạnh như gallate epigallocatechin giúp chống vi rút, kháng khuẩn. Ngoài tác dụng làm đẹp ra trà xanh được dùng như một vị thuốc giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn Hp, hỗ trợ điều trị dạ dày.

+ Tác dụng của hạt thì là đen đối với việc hỗ trợ điều trị Hp

Hạt thì là đen được đưa vào nghiên cứu từ năm 2010 và cho thấy kết quả diệt trừ và điều trị vi khuẩn Hp dạ dày khá khả quan. Các bạn chỉ cần ăn khoảng 2g hạt thì là đen hàng ngày cùng với chất ngăn chặn acid giúp điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả tương đương với điều trị bằng thuốc kháng sinh (ba loại thuốc) theo phác đồ điều trị. Bên cạnh đó, hạt thì là đen cũng giúp làm giảm lượng acid thừa trong dạ dày.

+ Tác dụng của cải bắp và bông cải xanh đối với việc hỗ trợ điều trị Hp

Cải bắp và bông cải xanh thuộc họ Brassica có chứa hoạt chất sulforaphane có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày, ức chế sự sinh sôi, phát triển, làm giảm nhanh các dấu hiệu đau do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, cải bắp và bông cải xanh được nhiều nghiên cứu công bố có tác dụng làm lành các vết loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra nhờ vitamin K và U tồn tại trong rau. Vì vậy, bạn cần bổ sụng vào thực đơn để nhanh chóng loại bỏ vi khuẩn Hp trong dạ dày.

+ Tác dụng của quả việt quất (Cranberries) đối với việc hỗ trợ điều trị Hp

Theo một nghiên cứu khoa học vào năm 2008 về nhóm đối tượng khoảng 271 trẻ em bị nhiễm khuẩn Hp. Trong đó, các nhà khoa học chia các em làm hai nhóm, một nhóm cho sử dụng nước uống việt quất và nhóm đối chứng còn lại không dùng. Sau thời gian nghiên cứu, kết quả thật bất ngờ, nhóm trẻ em uống nước việt quất có tỷ lệ tiêu diệt khuẩn (16,9%) cao hơn ở nhóm đối chứng (1,5%).

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng quả việt quất giúp chống lại vi khuẩn Hp theo hai cách đó là chúng có thể tiêu diệt khuẩn Hp dạ dày nhờ hoạt chất chứa trong quả proanthocyanidins. Bên cạnh đó, chúng giúp ngăn cản vi khuẩn Hp bám dính trên niêm mạc dạ dày, hạn chế sự hình thành các vết loét dạ dày.

Do đó, người bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nên bổ sung việt quất vào khẩu phần ăn. Tuy nhiên, nếu các bạn sử dụng nước ép việt quất, tốt nhất nên uống không có đường hoặc không thêm bất kỳ chất phụ gia nào để phát huy tốt tác dụng điều trị.

+ Tác dụng của dầu Oregano đối với việc hỗ trợ điều trị Hp

Dầu oregano được chiết xuất từ loại thảo dược tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn tuyệt vời, có thể trị được vi khuẩn Hp dạ dày. Tuy nhiên, ngày nay chúng được đưa vào sử dụng trong y tế, bởi khả năng kháng khuẩn của chúng. Một điều tuyệt vời hơn là trong dầu oregano có chứa hoạt chất carvacrol –  một chất chống nhiễm khuẩn tự nhiên khá hiệu quả. Hoạt chất này giúp tiêu giết chết vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa (trong đó có khuẩn Hp) và giữ lại vi khuẩn có lợi.

Chính vì vậy, dầu oregano được sử dụng trong bữa ăn với tác dụng ngăn ngừa sự rối loạn tiêu hóa, rối loạn dạ dày, giảm nguy cơ vi khuẩn Hp bám dính niêm mạc gây ra các triệu chứng viêm dạ dày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau.

+ Tác dụng của việc bổ sung probiotics đối với việc hỗ trợ điều trị Hp

Probiotics là hệ vi khuẩn đường ruột có lợi được bổ sung vào trong cơ thể với mục đích cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa, giúp làm tăng vi khuẩn có lợi chống lại vi khuẩn gây hại.

Theo nghiên cứu năm 2017, vi khuẩn Hp có khả năng kháng thuốc kháng sinh, bởi thuốc không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi dẫn đến sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Và việc bổ sung probiotics chính là giải pháp giúp làm giảm bớt tác dụng phụ của thuốc kháng sinh những tăng khả năng diệt trừ vi khuẩn Hp.

Probiotic chứa nhiều trong các sản phẩm như sữa chua, nấm sữa Kefir, Tempeh, dưa cải muối Đức, tương miso, kim chi,… hoặc có thể sử dụng men có chứa ba chủng đặc trưng của probiotics đó là Lactobacillus brevis, Lactobacillus fermentum, Lactobacillus casei.

+ Tác dụng của thực phẩm giàu Flavonoid đối với việc hỗ trợ điều trị Hp

Flavonoid là chất kháng sinh và là chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn Hp phát triển. Ngoài ra, chúng còn giúp làm lành các ổ loét trong dạ dày nhanh chóng. Một số loại thực phẩm có hàm lượng Flavonoid cao như khoai lang, atiso, đậu Hà Lan, rau bina, cải xoăn, rau mâm xôi,… được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Chế độ ăn uống lành mạnh chính, phòng tránh nguồn lây bệnh chính là cách tốt nhất để phòng tránh  nhiễm vi khuẩn Hp. Thực phẩm cũng chính là “vị thuốc” hỗ trợ điều trị vi khuẩn này trong dạ dày.

Nếu có dấu hiệu của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày bạn nên đi tầm soát vi khuẩn Hp thông qua các xét nghiệm, nội soi tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Hiểu sai về vi khuẩn Hp

+ Phác đồ điều trị diệt vi khuẩn HP dạ dày mới nhất của Bộ Y tế, theo bác sĩ bệnh viện Bạch Mai

+ Xét Vi khuẩn Hp dương tính khi xét nghiệm có ý nghĩa gì?

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook