Qua nhiều nghiên cứu về xã hội học, tâm lý học hành vi, tâm thần học,… các nhà khoa học đã hình thành nên các nguyên nhân cơ bản khiến con người ta luôn muốn tám chuyện và đặc biệt là "khá nhạy cảm" với các tin đồn. Các nguyên nhân chủ yếu là:
1. Để cảm thấy giá trị được tăng cao: Một số người luôn cảm thấy lo lắng và không hài lòng về bản thân họ. Khi đó họ sẽ cám thấy tốt hơn khi họ đánh giá người khác dưới góc nhìn tiêu cực.
Ảnh minh họa |
2. Để xua đi sự buồn chán: Khi con người không thể nào tạo ra các cuộc nói chuyện thú vị dựa trên những kiến thức hoặc ý tưởng thì những tin đồn sẽ là chủ đề được đưa ra nhằm gây sự chú ý cho mọi người.
3. Tránh cảm giác ghen tỵ: Những người hay ghen tỵ về sự nổi bật, tài năng, phong cách sống,.. của ai đó, họ có xu hướng mang những tin đồn xoay quanh người đó ra buôn chuyện để cố gắng hạ bệ người đó.
4. Để hòa nhập vào những người xung quanh: Khi tám chuyện, người tham gia sẽ cảm thấy họ là một phần của nhóm.
5. Gây sự chú ý: Một người được cho là trung tâm của sự chú ý khi họ đang tiết lộ một câu chuyện bí mật về người khác. Dù vậy, việc tuyên truyền các tin đồn cũng giống như mua sự chú ý trong nhất thời, nó không bền vững và tồn tại lâu dài.
6. Giảm sự tức giận hoặc bất hạnh: Một người có thể cảm thấy là mình đang trừng phạt hoặc chiến thắng người khác khi họ nói xấu người đó.
Nguyên Lâm
Chưa có bình luận.