Thứ Năm, 23/06/2016 | 06:53
Ai cũng từng ít nhất một lần chứng kiến người thân ra đi vì ung thư và bị căn bệnh này ám ảnh. Nhưng đi khám thì ngại và sợ, bởi mình sẽ chết chắc nếu tìm ra ung thư. Trong khi ung thư không hề là “cửa tử” nếu được phát hiện sớm!
Ung thư không phải là ‘số Trời’
Mỗi năm, Việt Nam có 150.000 người mắc ung thư mới. Trong số đó, 70% số người phát hiện muộn và tử vong. Không ít người cho rằng, ung thư là “số Trời khó tránh”, vì vậy họ chủ quan không đi thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc khi phát hiện bệnh thì từ chối điều trị do cho rằng phát hiện ra bệnh “rồi cũng sẽ chết”.
Trớ trêu: Sợ ung thư nhưng ngại khám tìm ung thư
Ung thư là nỗi ám ảnh và lo sợ đối với tất cả chúng ta. Thay vì lo sợ, hãy hành động để “kiểm soát” đại dịch này.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc, quan điểm trên là hoàn toàn sai lầm! Sở dĩ tỷ lệ người chết vì ung thư cao là do có triệu chứng mới đi khám. Mà đối với ung thư, khi triệu chứng xuất hiện thường là bệnh đã di căn, và điều trị vô cùng thách thức vì cần phác đồ điều trị kết hợp nhiều phương pháp mới có thể đem lại kết quả khả quan. Ngược lại, nếu phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu, khả năng chữa khỏi là rất cao.
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hiện nay ung thư có thể phát hiện sớm bằng các kỹ thuật hiện đại như xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp CT, vv… Thậm chí, đối với một số bệnh như ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng, việc tầm soát có thể phát hiện ra điều kiện tiền ung thư, điều trị dứt điểm 100%, ngăn ung thư có cơ hội hình thành. Tầm soát ung thư chính là chìa khóa để kiểm soát “đại dịch” ung thư.
Phát hiện sớm, thừa sức chữa
Thay vì lo lắng ung thư có thể xảy đến với mình và người thân, hãy biến nỗi lo bằng hành động tầm soát ung thư định kỳ. Trên thế giới, tầm soát ung thư là một phần trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe định kỳ của mỗi người dân. Nhờ nhận thức về tầm soát ung thư tăng mà tỷ lệ ung thư tử vong vì ung thư đang giảm. Tại Việt Nam, các chương trình tầm soát ung thư đã được thực hiện tại nhiều bệnh viện trong những năm gần đây. Nhờ tầm soát ung thư, nhiều người đã phát hiện ra bệnh sớm và có cơ hội chữa khỏi.
Trớ trêu: Sợ ung thư nhưng ngại khám tìm ung thư
Người ta vẫn lo lắng về ung thư xảy đến với mình, nhưng rất ít người quan tâm tới tầm soát bệnh.
Được bạn bè rủ đi khám tầm soát ung thư, chị Trần Thị T, 34 tuổi, Từ Sơn, Bắc Ninh đã lựa chọn gói tầm soát ung thư cơ bản của Bệnh viện Thu Cúc, với giá hơn 2 triệu đồng. Kết quả xét nghiệm Pap smear phát hiện có tế bào bất thường ở cổ tử cung. Theo BS. Đỗ Tuyết Mai, Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc, trường hợp của chị T rất may mắn bởi đây mới chỉ được xem là giai đoạn tiền ung thư, dễ điều trị và ngăn ngừa ung thư phát triển.
Tương tự, trường hợp của bác Lương Văn H, 50 tuổi, được con gái tặng cho gói tầm soát ung thư nâng cao (VIP) tại Bệnh viện Thu Cúc. Trong quá trình nội soi dạ dày – thực quản, bác sĩ phát hiện có khối u trong thực quản. Kết quả sinh thiết cho thấy ung thư thực quản 1/3 dưới. Trường hợp này cũng may mắn được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, và đang được điều trị với phác đồ điều trị của các bác sĩ Singapore tại Bệnh viện Thu Cúc.
Ai nên tầm soát phát hiện sớm ung thư?
Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, độ tuổi khuyến khích tầm soát ung thư là từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ung thư ngày càng trẻ hóa, đặc biệt một số bệnh ung thư thường gặp ở độ tuổi trẻ hơn như ung thư vú, ung thư cổ tử cung… do vậy đối tượng nên tầm soát ung thư cũng mở rộng hơn:
Nam, nữ trên 25 tuổi nên tham khảo một số chương trình tầm soát phát hiện sớm các bệnh ung thư thường gặp như ung thư vú, phổi, cổ tử cung, đại trực tràng, vv…
Người trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư với mức độ chuyên sâu hơn, có thể tầm soát ung thư toàn thân.
Người có gia đình từng mắc ung thư, đặc biệt là từ 2 người trở lên, mắc cùng 1 loại ung thư, và dưới 50 tuổi nên tầm soát bệnh ung thư đó trước 10 năm so với độ tuổi mà người thân mắc bệnh. Ví dụ có cha, mẹ mắc ung thư ở độ tuổi 40, thì nên tầm soát từ khi 30 tuổi.
Người có các nguy cơ mắc ung thư như: hút thuốc lá nhiều nên tầm soát ung thư phổi, người bị virus viêm gan B nên tầm soát ung thư gan, người bị viêm đại tràng, bệnh Crohn, hội chứng đa polyp tuyến nên tầm soát ung thư đại trực tràng, vv…
Để có lời khuyên tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu, trong quá trình khai thác tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.
Là một đơn vị luôn đi đầu trong việc xây dựng các gói khám sức khỏe, Bệnh viện Thu Cúc cung cấp tới quý khách hàng các gói tầm soát ung thư như: gói tầm soát ung thư cơ bản, gói tầm soát ung thư nâng cao, gói tầm soát ung thư riêng lẻ từng bộ phận. Để được tư vấn và đặt lịch tầm soát ung thư, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
Khoa Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0904.970.909/ 1900 55 88 96
Email: scc@thucuchospital.vn
Website: ungbuouvietnam.com
Minh Tuấn

Nguồn: TTOnline

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook