Trị rụng tóc: Thần kỳ của nước gạo lên men, không lên men
Gạo không những chỉ dùng để ăn mà còn dùng để làm đẹp rất an toàn và hiệu quả. Trong nhiều thế kỷ, phụ nữ châu Á, đặc biệt là phụ nữ Nhật Bản cực kỳ thích dụng nước gạo để làm đẹp da và tóc.
Theo truyền thống, phụ nữ ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác thường dùng nước vo gạo để tắm và gội đầu. Phụ nữ dân tộc Yao đến từ làng Huangluo ở Trung Quốc là một minh chứng cho truyền thống này. Họ có chiều dài tóc trung bình khoảng 6 feet, những người phụ nữ này đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness thế giới với tư cách là ngôi làng tóc dài nhất thế giới.
Thêm vào đó, những phụ nữ này không có tóc bạc cho đến cuối thập niên 80. Phụ nữ Yao tin rằng nước gạo lên men mà họ sử dụng là thứ giúp tóc dài hơn, đen hơn và chắc khỏe hơn. Mẹo dân gian này được áp dụng khá hiểu quả vì những lý do dưới đây
Theo chuyên gia phục hồi tóc Alyssa Hrisko, trong nước vo gạo có chứa amino acid, một loại carbohydrate giúp phục hồi tóc hư tổn, cùng nhiều loại vitamin B1. B5, inositol (Vitamin B8), … rất tốt cho quá trình phát triển của nang tóc, giảm hư tổn tóc. Đặc biệt inositol vẫn ở trong tóc ngay cả sau khi xả, giúp bảo vệ tóc liên tục.
Nước gạo tốt cho tóc và da là thế nên việc gội đầu bằng nước vo gạo sẽ nuôi dưỡng tóc khỏe từ sâu bên trong, đồng thời ngăn gầu và hạn chế tóc chẻ ngọn. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí “Journal of Cosmetic Chemists” cho thấy thường xuyên gội đầu bằng nước gạo sẽ giảm ma sát giữa tóc với da đầu
Nhiều minh chứng thực tế đã có thấy gội đầu bằng nước gạo giúp tóc đẹp hơn, mềm mại hơn là sử dụng một số loại dầu gội đầu chuyên dụng hoặc tinh dầu dưỡng tóc đắt tiền.
Đây là công thức nước gạo dễ làm nhất được sử dụng để cải thiện tình trạng tóc mỏng lưa thưa. Với phương pháp này, các dưỡng chất trong nước vo gạo gần như được bảo toàn và phát huy công dụng vốn có của nó.
Cách chuẩn bị nước gạo bình thường và lên men
Cách chuẩn bị nước gạo:
Một bát gạo và một bát to
Cách làm nước gạo để gội đầu:
Bước 1: Rửa sạch gạo với khoảng một cốc nước để loại bỏ bất kỳ bụi bẩn hoặc tạp chất.
Bước 2: Đặt gạo vào một cái bát và đổ đầy nước. Để gạo ngâm trong 15 đến 30 phút.
Bước 3: Vo gạo nhẹ nhàng cho đến khi nước đục. Điều này sẽ giúp các vitamin và khoáng chất thấm vào nước, tạo ra một loại nước xả nhiều dưỡng chất cho tóc và da của bạn.
Bước 4: Sau đó lọc ra một cái bát sạch và sử dụng
Đây là một cách khá đơn giản và nhanh chóng để sử dụng nước gạo trong việc làm đẹp.
Bạn có thể sử dụng nước gạo này cho tóc và da mặt của bạn, hoặc để nó lên men giúp tăng cường lợi ích.
Cách làm nước gạo lên men để gội đầu:
Sau khi bạn đã lọc lấy nước gạo như các bước bên trên, hãy để nó ở nhiệt độ phòng trong khoảng một ngày hoặc cho đến khi nó hơi chua.
Có thể mất từ 24 đến 48h, tùy thuộc vào độ ấm của nước. Vì vậy, làm ấm nhiệt độ phòng giúp quá trình lên men diễn ra nhanh hơn.
Đun sôi hoặc không đun sôi: Đun sôi nước gạo lên men là 1 lựa chọn được nhiều người khuyên dùng nhưng không phải ai cũng phù hợp với cách này. Tóc của mỗi người là khác nhau, nên hãy thử cả hai phương pháp để xem đâu là sự lựa chọn phù hợp với bạn.
Lưu ý:
Nước gạo lên men rất mạnh, vì vậy bạn nên pha loãng nó với 1 hoặc 2 cốc nước ấm trước khi sử dụng. Điều chỉnh theo nhu cầu tóc của bạn, sử dụng nhiều hơn cho tóc khô và ít hơn cho tóc dầu.
Phương pháp đun sôi lấy nước gạo để gội đầu:
Đối với cách này, khi nấu cơm bạn sẽ sử dụng nhiều nước hơn so với bình thường.
Khi nước bắt đầu sôi bạn lấy ra nước thừa và sử dụng.
Hoặc bạn cũng có thể để gạo nấu chín hoàn toàn, lọc và sử dụng lượng nước dư thừa đó.
Nước gạo này sẽ rất cô đặc, vì vậy hãy đảm bảo pha loãng với nước thường cho đến khi nước chuyển màu hơi đục.
Bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh nước gạo lên men hoặc nước gạo đun sôi để sử dụng dần. Lắc đều trước khi sử dụng.
Cách gội đầu bằng nước gạo lên men hoặc không lên men
Bước 1: Sau khi làm ướt tóc, sử dụng nước vo gạo vỗ nhẹ lên da đầu.
Bước 2: Thực hiện mát – xa nhẹ nhàng khắp vùng chân tóc và ngọn tóc với nước vo gạo để các dưỡng chất hấp thụ, thẩm thấu vào tóc nhanh chóng và tăng cường hiệu quả.
Bước 3: Sau 10 – 20 phút thì gội sạch lại với nước.
Với phương pháp này, nếu áp dụng thường xuyên 2 – 3 lượt mỗi tuần bạn sẽ cảm nhận mái tóc dày lên trông thấy.
Tại Sao Nên Sử Dụng Nước Gạo Lên Men?
+ Tác dụng của nước gạo sẽ được tăng cường hơn nữa khi đã được lên men.
+ Nó rất giàu chất chống oxy hóa, các khoáng chất, vitamin B, vitamin E và Pitera – một chất được tạo ra trong quá trình lên men.
Gội hoặc xả tóc bằng nước gạo lên men sẽ tốt hơn so với xả bằng nước gạo chưa lên men hoặc nước thường.
Quá trình lên men sẽ làm giảm độ pH của chất lỏng, và điều này thích ứng với nồng độ pH ở tóc của chúng ta (có tính axit nhẹ). Vì vậy, độ pH với tính axit nhẹ này cộng với các chất dinh dưỡng bổ sung từ quá trình lên men giúp phục hồi và cân bằng pH tóc. Nuôi dưỡng nang tóc để thúc đẩy sự phát triển của tóc khỏe mạnh và cải thiện tình trạng tổng thể của tóc.
+ Pitera đã trở nên khá phổ biến gần đây và được quảng cáo là tiên dược chống lão hóa nhờ khả năng thúc đẩy tái tạo tế bào giúp da căng bóng và khỏe đẹp. Nước gạo lên men làm sữa rửa mặt, làm săn chắc da và dưỡng tóc.
+ Các chất dinh dưỡng có trong nó giúp thu nhỏ lỗ chân lông, giảm nếp nhăn, làm săn chắc và làm sáng làn da của bạn – đây là một công thức hoàn hảo giúp da mặt bạn rạng rỡ và trẻ trung hơn.
Các lưu ý khi gội đầu với nước vo gạo lên men và không lên men
Để nước vo gạo phát huy tác dụng tốt nhất với mái tóc của bạn, khi sử dụng, hãy lưu ý một vài điểm sau đây:
Cần phải loại bỏ nước vo gạo đầu bởi nó thường chứa bụi bẩn và nhiều tạp chất có hại cho sức khỏe.
Phương pháp gội đầu bằng nước gạo thường chỉ phù hợp với ai da đầu khô. Trường hợp da đầu nhờn rít rất dễ khiến tình trạng bết dính trở nên tồi tệ hơn.
Tuyệt đối không để nước vo gạo quá lâu trên da hoặc giữ nguyên không gội lại. Nhiều người nghĩ rằng điều đó sẽ giúp da đầu hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, sự thực hoàn toàn ngược lại, da đầu sẽ ngứa và có nguy cơ bị nấm nếu không gội sạch sẽ với nước.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.