Thứ Sáu, 10/06/2016 | 08:31

Phòng luôn tốt hơn chữa. Và việc thăm khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp kiểm soát và phòng tránh nguy cơ bệnh tật. Dưới đây là những xét nghiệm mà chị em nên làm để chắc chắn mình có một sức khỏe tốt.

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên. Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong.

Xét nghiệm cổ tử cung

Xét nghiệm cổ tử cung có thể phát hiện viêm nhiễm cổ tử cung và các tế bào bất thường, có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Để sàng lọc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ThinPrep Pap Test. Xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung (CTC) tìm ra các tế bào bất thường của cổ tử cung, vốn có thể cắt bỏ từ trước khi chúng trở thành tế bào ác tính. Hướng dẫn mới của Mỹ cho rằng phụ nữ ngoài 30 tuổi nếu có kết quả xét nghiệm 3 năm liên tiếp là “bình thường” thì có thể kéo dài thời gian giữa các lần xét nghiệm lên 3 năm.

Xét nghiệm HPV chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung

Cholesterol

Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch và cách duy nhất phát hiện ra nó là xét nghiệm. Nếu bạn có LDL hay cholesterol “xấu” cao hơn 130, bạn nên kiểm tra lại định kỳ hàng năm. Nếu nó thấp hơn, bạn có thể đợi 5 năm sau mới cần kiểm tra lại.

Tầm soát ung thư dạ dày

Theo Ts. Bs Trần Việt Hùng – Khoa Thăm dò Chức Năng – Bệnh viện Bạch Mai: “Ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến, đứng thứ 8 trong số 10 loại ung thư thường gặp. Việc chẩn đoán sớm và điều trị là yếu tố vô cùng quan trọng nhất. Nếu được chẩn đoán sớm khi tổn thương chưa xâm lấn qua lớp cơ của thành dạ dày thì thời gian sống thêm sau mổ trên 5 năm là từ 80 – 90%, nếu chẩn đoán muộn khi tổn thương đã vượt qua lớp cơ và lan ra thanh mạc thì thời gian sống thêm sau mổ trên 5 năm chỉ vào khoảng 10 – 15%.

Xét nghiệm HPV

Xét nghiệm HPV không thể khẳng định được bạn có ung thư hay không nhưng qua kết quả thu được các bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ ung thư cổ tử cung mà bệnh nhân mắc phải. Thông thường xét nghiệm sẽ giúp phát hiện được loại virus gây nên ung thư cổ tử cung có đang tồn tại trong cơ thể hay không.

Việc thực hiện xét nghiệm HPV chỉ nên áp dụng cho phụ nữ trên 30 tuổi và không khuyến khích với phụ nữ dưới độ tuổi này. Nó được thực hiện trên cùng mẫu lấy để làm xét nghiệm cổ tử cung. Vì thế, khi xét nghiệm cổ tử cung lần tới, hãy đề nghị làm luôn xét nghiệm HPV cùng lúc.

Kiểm tra mật độ xương

Phụ nữ dễ bị mất xương, loãng xương hơn nam giới, đặc biệt sau tuổi 30. Đây là lý do tại sao bạn cần kiểm tra mật độ xương ngay sau tuổi 30. Lặp lại kiểm tra 5 năm/lần là điều cần thiết bởi người phụ nữ bị mất 30% khối lượng xương của mình trong vòng 5 năm từ thời kỳ mãn kinh.

Kiểm tra tuyến giáp

Sau khi bạn 30, các bác sĩ khuyên rằng bạn nên thực hiện xét ​nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone kích thích tuyến giáp. Tuyến giáp bị suy yếu có thể là lý do bạn thấy tăng cân, da khô và móng tay giòn. Điều này được đặc trưng bởi mức độ hormone TSH – hormone do một tuyến trong não (tuyến yên) tiết ra cao.

Tuy nhiên, mức độ TSH thấp có nghĩa là bạn có một tuyến giáp hoạt động quá mức mà có thể là lý do của việc mất ngủ, giảm cân và nhịp tim nhanh.

Kiểm tra tuyến vú

Chụp nhũ ảnh và khám ngực đều có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Trong thực tế, hầu hết các bác sĩ đề nghị bạn nên bắt đầu khám vú lâm sàng ở độ tuổi 20. Kể từ khi quá trình này là không xâm lấn, nó có thể là một phần của kiểm tra sức khỏe hàng năm của bạn.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ 12 bài kiểm tra sức khỏe quan trọng cho nữ giới

+ Cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa

+ Một số xét nghiệm chỉ điểm chẩn đoán ung thư sớm(tumor marker)

+ Xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên để hiểu hệ miễn dịch của cơ thể

+ Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook