Bạn đã thực sự quan tâm đến vấn đề răng miệng của mình? Bạn có biết được chức năng của từng chiếc răng cụ thể? Rõ ràng khá nhiều người vẫn còn rất mơ hồ với điều này. Do vậy mục tiêu của bài viết lần này chính là giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về răng.
Răng là một bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể của con người. Người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng. Bên cạnh chức năng nhai, một hàm răng đẹp còn giúp chúng ta tự tin hơn trong vấn đề giao tiếp hàng ngày. Vậy một chiếc răng được hình thành từ những bộ phận gì?
Thân răng:
Là phần trên của răng, đây là bộ phận mắt chúng ta dễ dàng nhìn thấy nhất. Nhìn vào hình dáng của răng có thể xác định được chức năng của nó, như: hình dáng của răng hàm và răng cửa rất khác nhau song song đó là thể hiện từng chức năng cũng khác nhau
Đường viền nướu: là nơi giao nhau giữa răng và nướu. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách mảng bám và vôi răng sẽ xuất hiện ở vị trí này, sau đó gây ra những bệnh về răng miệng như viêm nướu
Chân răng:
Là phần răng gắn vào xương. Bộ phận này chiếm 2/3 răng.
Men răng:
Là phần bao phủ bên ngoài răng, là bộ phận dễ bị hư hỏng nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách
Ngà răng:
Là nơi có rất nhiều ống nhỏ dẫn thẳng đến tủy răng. Ngà răng nằm dưới men răng, sâu răng tiến triển từ men răng sau đó xâm nhập vào ngà răng.
Tủy răng:
là cấu trúc nằm sâu bên trong răng, ở trong khoang tủy. Phía ngoài được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Dưới tủy răng có chứa nhiều lỗ nhỏ để mạch máu đi qua làm nhiệm vụ dẫn chuyền thần kinh và dinh dưỡng của cơ thể vào răng. Khi sâu răng đã xâm chiếm đến tủy răng sẽ khiến răng đau nhứt và vô cùng khó chịu
Các bệnh nguy hiểm gặp phải khi răng có vấn đề
1, Nguy cơ liệt mặt, méo mồm
Răng liên quan đến thần kinh sinh 3, ảnh hưởng hai hàm và mắt. Dây thần kinh số VII chạy phía trong hàm trên nếu bị ảnh hưởng, có thể gây liệt mặt hoặc méo mồm. Điều này không phổ biến tuy nhiên vẫn có thể xảy ra khi nhổ răng số 8.
2, Bệnh tiêu hóa
Răng có chức năng nhai và nghiền thức ăn cho cơ thể. Khi răng bị đau, chức năng này sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Lực nhai giảm khiến thức ăn không được nghiền nhỏ như bình thường, từ đó hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Do đó người bị đau răng sẽ có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa, gầy , sút cân, mệt mỏi
3, Đau đầu dữ dội
Đau đầu là triệu chứng thường thấy khi bị sâu răng. Thông thường nếu răng chỉ mới bị sâu ở phần men và ngà, chưa sâu thủng vào tuỷ thì ít gây đau. Nhưng khi bị viêm tủy, bạn sẽ có cảm giác đau đầu dữ dội. Nguyên nhân là răng sâu ảnh hưởng đến dây thần kinh số VII và V.
4, Viêm xoang vì nhiễm trùng răng
Các bệnh nhiễm trùng ở răng miệng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây viêm xoang, viêm mũi.
Do chân răng (răng hàm trên) nằm sát xoang hàm, nên khi vùng bị sâu lan rộng sẽ làm tổn thương xoang, gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Khi đó, nếu ở giai đoạn sớm, bạn chỉ cần điều trị sâu răng, đồng thời bệnh xoang sẽ tự khỏi. Nếu muộn, bạn không chỉ phải nhổ bỏ răng mà xoang đã viêm nhiễm nặng nề. Khi đó, người bệnh cần điều trị thêm cả xoang.
5, Gây bệnh tiểu đường
Vi khuẩn cũng theo đường tuần hoàn máu đến các tế bào và gây nên hiện tượng “kháng insulin”, khiến tuyến tụy phải cố gắng tăng tiết insulin. Nếu tình trạng này kéo dài, tuyến tụy sẽ suy nhược dẫn đến bệnh tiểu đường.
6, Gây hại cho thai nhi
Thậm chí theo một nghiên cứu khoa học, nhiễm trùng nha chu khi đang mang thai còn có khả năng gây nên sự giãn nở và co thắt tử cung dẫn đến sinh non.
7, Lão hóa sớm
Hiện tượng này thường xảy ra khi bị mất hoặc gãy răng, nhất là với xương hàm. Bộ phận này có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi bị tiêu do mất răng, hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.
8, Liên quan đến bệnh tim và bệnh khớp
Ngoài ra, khi răng không khỏe mạnh cũng có thể gây ra viêm họng, thậm chí gây ảnh hưởng xa hơn như tim, thận, khớp.Vi khuẩn nha chu và độc tố của chúng gián tiếp tác động lên gan làm sản sinh những chất có hại cho hệ thống tim mạch.Nhiễm trùng nha chu (nướu hay bị viêm đỏ, chảy máu khi đánh răng,…) được xem là một trong những tác nhân gây suy yếu hệ tim mạch, tăng nguy cơ tai biến mạch máu, đột quỵ, suy tim. Bệnh lý này do vi khuẩn trong túi nha chu xâm nhập vào đường tuần hoàn máu, trực tiếp tác động lên tim và mạch máu.
Cấu tạo của răng và các bệnh nguy hiểm liên quan đến răng
Bài liên quan: Để điều trị sâu răng triệt để
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.