Cảm cúm gây ảnh hưởng cho sức khỏe của người mắc, nhưng có một số thói quen phổ biến dưới đây làm tăng nguy cơ mắc cúm cần bỏ ngay.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ, không ngủ đủ giấc không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng tập trung, ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột mà còn gây tăng nguy cơ mắc cảm cúm. Bởi trong khi ngủ tế bào T, các chất chống viêm cần thiết được sản xuất để bảo vệ cơ thể khỏi các virus, tác nhân gây bệnh. Nên khi thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến cho số lượng tế bào T giảm và mức độ chất chống viêm tăng lên quá mức, gây ra viêm nhiễm trong cơ thể từ đó cơ thể dễ bị nhiễm cảm cúm, hệ miễn dịch suy giảm giảm khả năng chống lại các virus cúm, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng.

Không vệ sinh điện thoại
Điện thoại là thiết bị được sử dụng nhiều, thường xuyên, sử dụng ở nhiều nơi khác nhau: công cộng, nhà riêng, phòng tắm, nhà vệ sinh,… Trong quá trình này khiến cho điện thoại rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, đặc biệt nếu được người nhiễm cúm sử dụng
Điện thoại không được làm sạch, sát trùng có thể trở thành nguồn lây nhiễm cúm cho người xung quanh. Bởi khi người bị cúm cầm điện thoại để gọi, nhắn tin, xem các ứng dụng giải trí các vi khuẩn, virus cúm có thể lây lan trên bề mặt điện thoại, ngược lại từ đó khiến người khỏe mạnh tăng tiếp xúc với vi khuẩn, viurs cúm hơn.
Uống rượu bia, đồ uống có cồn
Các loại đồ uống có cồn, rượu bia khi uống không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan, thận mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột từ đó giảm số lượng tế bào T, một phần quan trọng của hệ miễn dịch, thậm chí rượu, bia còn khiến cho tình trạng bệnh cúm trở nên trầm trọng hơn.
Hút thuốc
Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc cúm, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp cao hơn người không hút thuốc lá.
Khi hút thuốc lá khói thuốc làm tê liệt, thậm chí tiêu diệt các vi nhung mao hay còn được gọi là tế bào lông chuyển trong phổi. Khi không có các nhung mao, người hút thuốc sẽ nhạy cảm với virus cúm, virus Sars-Cov-2,… Ngoài ra, hành động đưa ngón tay lên miệng hay sử dụng chung các dụng cụ dùng để hút thuốc lào, ống điếu, ống tẩu ở những người hút thuốc cũng là nguyên nhân làm tăng việc lan truyền virus cúm
Bên cạnh đó, hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm cúm mà còn khiến quá trình hồi phục từ cúm trở nên kéo dài hơn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Đặc trưng của cúm C và giải pháp
Bị cúm nên uống nước gì để tăng hệ miễn dịch, cơ thể nhanh hồi phục
Các loại thực phẩm có lợi cho người bị mắc bệnh cúm
Những loại trà thảo mộc giúp cải thiện bệnh cúm hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.