Tiêm filler đúng cách và các khuyến cáo đối với bác sĩ và người đi thẩm mỹ
Filler là chất làm đầy được tiêm vào da mặt nhằm làm căng da, giúp hạn chế các nếp nhăn mặt. Hiện nay các chuyên gia cho rằng việc tiêm filler với liều lượng nhỏ cũng là một cách để chống lão hóa sớm, ngăn ngừa sự xuất hiện của những nếp nhăn. Tiêm filler là phương pháp đơn giản tuy nhiên cũng như các loại phẫu thuật thẩm mỹ khác nếu không được thực hiện đúng quy trình, sử dụng loại filler không đảm bảo chất lượng có thể gây ra những biến chứng khôn lường.
Rất nhiều chị em vì tham rẻ đã thực hiện tiêm filler tại các cơ sở thẩm mỹ không được cấp phép, spa với những người không đủ chuyên môn khiến hoại tử, mù mắt…..
Hãy là người có hiểu biết trước khi ra quyết định nhé.
Thế nào là tiêm filler đúng cách
Tiêm Filler làm đầy là một phương pháp làm đẹp an toàn, đã được cả thế giới thừa nhận. Cách thức làm đẹp này chỉ thực sự hiệu quả khi được sử dụng với LIỀU LƯỢNG HỢP LÝ (VỪA ĐỦ), ĐỘ SÂU và VỊ TRÍ TIÊM CHÍNH XÁC. Với những bác sĩ tay nghề cao, họ sẽ biết xác định lượng filler vừa đủ để tạo kết quả tự nhiên nhất. Tiêm filler không những chỉ giúp nâng mũi mà còn để căng da xóa mờ các nếp nhăn quanh mắt, khóe miệng, độn cằm….
Bước 1: Sau khi thăm khám, tư vấn, bệnh nhân được sát trùng và tiêm sát sương.
Bước 2: bác sĩ chọn loại filler có nồng độ phù hợp với vùng tiêm và mục đích tiêm.
Bước 3: Bs sẽ chọn loại kim phù hợp với vùng cần tiêm để đạt hiệu quả cao nhất và không tổn thương đến thần kinh, mạch máu vùng đó.
Bước 4: Bác sĩ đưa một ít, lượng nhỏ filler vào những vị trí muốn cải thiện thẩm mỹ: sống mũi, chóp mũi, cạnh mũi, môi, viền mắt, mí mắt, ngực và mông.
Các phân tử hyaluronic trong filler sẽ giúp đổ đầy thể tích mô giúp các vị trí được đầy hơn, cao hơn và có hình dáng như mong muốn. Khách hàng sau khi tiêm xong có về nhà vì filler ít có khả năng di chuyển từ nơi này sang nơi khác và có khả năng định hình nên khi tiêm vào da sẽ cho kết quả ngay lập tức, đồng thời giữ được trong thời gian nhất định.
Bước 5: Ca tiêm filler hoàn thành bác sĩ dặn dò việc kiêng cữ và bệnh nhân ra về
Tiêm filler đúng cách sẽ giúp cho vùng tiêm cân đối, tự nhiên. Trước đây, nếu bệnh nhân muốn tiêm filler để làm mờ nếp nhăn quanh miệng khi cười, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào các nếp nhăn. Nhưng hiện nay, bác sĩ sẽ tiêm vào vùng gò má, giúp toàn bộ cơ mặt như được nâng lên và săn chắc hơn một cách rất tự nhiên, khó phát hiện, và nếp nhăn cũng không lộ rõ khi cười.
Filler có thể tự tan, tan nhanh hay chậm tùy vào nồng độ fille, phương pháp bác sỹ tiêm filler.
Một số điều bạn nên biết:
– Tay nghề của bác sĩ quyết định 90% sự thành công của “sản phẩm”
Kết quả tiêm filler phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Vì vậy, nếu có người chỉ cho bạn địa chỉ thực hiện, bạn cũng cần tìm hiểu chính xác xem ai thực hiện tiêm filler cho người đó. Bằng cấp và chứng chỉ của các bác sĩ cũng là một trong những yếu tố cần phải xác minh trước khi thực hiện tiêm filler.
– Loại filler khác nhau mang đến hiệu quả khác nhau
Kích thước phân tử càng nhỏ thì kết quả vùng tiêm càng tinh tế. Nếu bạn có nhu cầu tiêm filler môi hoặc đầy rãnh nhăn thì có thể sử dụng các loại filler có kích thước phân tử nhỏ. Juvederm voluma là một trong những chất liệu filler mà bạn có thể tham khảo
– Nếu không kết quả không như ý bạn hoàn toàn có thể khắc phục dễ dàng không đau đớn
Nếu tiêm filler bị lệch, bạn có thể yêu cầu bác sĩ điều chỉnh để kết quả tốt hơn. Tuy nhiên như đã nói ở ý bên trên, bạn nên lựa chọn chính xác bác sĩ, cơ sở y tế để mang lại kết quả tốt hơn.
– Thời gian duy trì của phương pháp tiêm filler
Tiêm filler là phương pháp hữu hạn. Sau khi tiêm, filler sẽ tồn tại trong cơ thể từ 3-6 tháng, sau đó sẽ tự tan dần. Nếu muốn kết quả kéo dài thì bạn phải chọn phẫu thuật thẩm mỹ.
Khuyến cáo cho việc tiêm filler”
Đối với người có nhu cầu tiêm filler
+ Không nên lựa chọn vì giá rẻ
Mặc dù được coi là thủ thuật đơn giản, ít tốn kém nhất trong các loại hình thẩm mỹ, nhưng tiêm filler cũng cần đảm bảo về chất lượng filler, và chắc chắn, tay nghề bác sĩ. Kết quả phải đi kèm với sự an toàn, do đó hãy cân nhắc thật kỹ trước khi bỏ tiền ra thực hiện
+ Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tiêm filler
Phụ nữ có thai và đang cho con bú được khuyến cáo là không nên tiêm filler. Điều này có thể gây thay đổi nội tiết tố và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ vừa đứa bé.
+ Không tiêm filler khi đang làm các tiểu phẫu khác liên quan
Tiêm filler mũi thì không nên kết hợp khi đang phải thực hiện các tiểu phẫu liên quan đến gương mặt, ví dụ như bạn đang làm răng chẳng hạn. Việc đó gây ảnh hưởng đến chất lượng do bạn có thể cử động nhiều và tác động vào vùng tiêm filler.
Đối với bác sĩ
Nguyên tắc không nên tiêm filler vón cục, khó tan. Đặc biệt, với các vị trí có các mạch máu, nhất là mạch máu lớn, cần phải thử trước bởi dễ tạo thành các emboli – tức là các dị vật rơi vào dòng máu, chạy khắp cơ thể, gây tắc nghẽn những bộ phận mà máu lan đến, gây ra nhồi máu động mạch phổi, nhồi máu tim, nhồi máu não… không cấp cứu kịp sẽ tử vong”.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.