Ở những nước giàu trên toàn thế giới hàng năm có hơn 20.000 trẻ em bị chết do tai nạn thương tích, thế nhưng ở các nước đang phát triển con số này lên tới 240.000 trẻ em, nó tương đương như mỗi ngày có hai máy bay hành khách loại lớn “Jumbo Jet” chở đầy trẻ em bị nổ tung”. Đó là kết luân trong một bản báo cáo của UNICEF tháng 2/2001.
Qua nghiên cứu 26 nước công nghiệp phát triển trên toàn thế giới cho thấy, tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em, bao gồm tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, bỏng, ngộ độc thức ăn v.v…
Trung bình hàng năm có hơn 20.000 trẻ em từ 1 đến 14 tuổi bị chết do tai nạn, đặc biệt là tai nạn giao thông. Phân tích này cho thấy, không chỉ số lượng ô tô, xe máy, chất lượng đường giao thông có liên quan tới cac vụ tai nạn, mà đặc biệt là việc chấp hành các yêu cầu về an toàn giao thông bao gồm cả đối tượng tham gia giao thông và phía cung cấp các dịch vụ giao thông như chạy xe đúng luồng đường, đúng tốc độ, đội mũ bảo hiểm, đeo dây an toàn đối với người lái xe ô tô, mô tô cũng như việc đảm bảo chất lượng đường xá, biển báo, đèn hiệu, kẻ vạch đánh dấu những nơi được phép băng qua đường dành cho khách bộ hành, tuyên truyền giáo dục luật lệ giao thông, năng lực nghề nghiệp cua đội ngũ cảnh sát giao thông v.v… có liên quan chặt chẽ tới số vụ tai nạn và số trẻ em bị chết và tàn phế do tai nạn giao thông.
Ớ các nước công nghiệp phát triển cứ trung bình 1000 người dân thì có 500 ô tô trong khi ở các nước nghèo con số này là 30. Ở Mỹ cứ 1000 người dân thì có 760 ô tô, Canada là 590 còn Trung Quốc và Ấn Độ chỉ có từ 5 – 10 ô tô, thế nhưng tỷ lệ trẻ em chết do tai nạn giao thông hàng năm ở Trung Quốc và Ấn Độ cao gấp 4-5 lần so với các nước công nghiệp phát triển.
Ở Việt Nam theo một báo cáo của Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh cứ 24 giờ trôi qua có 21,6 người bị chết và 70 người bị chấn thương do tai nạn giao thông, chi tính từ 7/9 đến hết 10/2000 đã có 4809 người bị tai nạn vào viện, trong đó có 1750 người bị tai nạn giao thông. Số liệu nghiên cứu ở Bệnh viện Việt -Đức (Hà Nội) cũng cho thấy một kết quả tương tự, tai nan giao thông là một trong những nguyên nhân hàng gây chết trẻ em và vị thành niên. Theo công bố của của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia ngày 20/03/2001 cho thấy hàng năm ở Việt Nam có khoảng hơn 7.000 người bị chết và hơn 22.000 người bị chấn thương do tai nạn giao thông và nếu đội mũ bảo hiểm khi đi xe thì sẽ giảm đáng kể số người bị chết và chấn thương sọ não khi tai nạn xảy ra. Tai nạn thương tích khỏng chi là nỗi đau của các gia đình mà còn là một tổn thất nặng nề cho xã hội.
Bên cạnh số tử vong trực tiếp do tai nạn gây ra, vấn đề tai nạn thương tích còn là một gánh nạng kinh tế trong việc cung cấp ngân sách của nhà nước.
Hàng năm ngành y tế đã phải dành ra một khoản chi phí quá lớn trong tổng ngân sách được nhà nước phân bổ cho việc điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng cho các nạn nhân. Điều đó cũng gây ảnh hưởng tới ngân sách và chất lượng hoạt động của công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em nói chung.
Hiện nay chúng ta đã công bố một số quy định về an toàn giao thông như yêu cầu mọi người dân phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, không cho phép trẻ em ớ các trường phổ thông đi học bằng xe máy, đưa việc giáo dục an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giảng dạy của các cấp học, truyền thông giáo dục cho mọi người dân nâng cao nhận thức an toàn, chấp hành luật giao thông đồng thời tiến hành tu sửa nâng cấp đường giao thông, bổ sung biển báo, đèn hiệu v.v… Đó là những biện pháp bổ sung biển báo, đèn hiệu
Một số vụ tai nạn thảm khốc, thương tâm
Phương tiện giao thông và số lượt học sinh tham gia giao thông tăng đồng nghĩa với việc tai nạn giao thông (TNGT) nói chung cũng gia tăng.
Đặc biệt ở lứa tuổi chưa được cấp giấy phép lái xe máy, đèo ba người, vượt đèn đỏ, phóng nhanh lạng lách, đua xe trái phép. Nhiều vụ tai nạn xảy ra rất thương tâm, một lúc cướp đi sinh mạng nhiều em. Tháng 3/1999, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), 9 em nhỏ đi tắm biển buổi sớm, do thiếu ý thức nằm nghỉ trên đường, đúng lúc ô tô khách đi tới, lái xe không phát hiện ra, cán chết tại chỗ hai em và làm bị thương nặng bảy em còn lại. Tháng 2/1999, hai học sinh lớp 12 ngồi chơi trên đường tàu khu vực thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, bị tàu khách Thống nhất SI đi qua cán chết cả hai. Đêm Nô-en 24/12/1999, bốn học sinh ở TP. Hồ Chí Minh, xe máy bị đổ gặp ô tô tải phía sau cùng chiều chạy qua, cán chết cả bốn em. Rồi vô số trường hợp như đùa nhau, lạng xe ra đường, ba lô cồng kềnh, dây đeo mắc vào ô tô bị kéo lê….
Với hơn 20 triệu học sinh các cấp học (chiếm khoảng 1/4 dân số), việc giảng dạy, phổ biến kiến thức pháp luật về ATGT, giáo dục ý thức chấp hành, phòng ngừa TNGT trong học sinh là vấn đề đặc biệt quan trọng. Sau bước khởi động vừa qua, vào năm học đầu thế kỷ mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thêm kinh nghiệm, tập trung xây dựng giáo trình, bổi dưỡng giáo viên, chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa và thiết bị đồ dùng dạy học, nâng số lượng học sinh được học Luật ATGT. Có những hình thức tổ chức, nhắc nhở, làm cho học sinh không chỉ hiểu biết Luật mà còn nâng cao ý thức chấp hành, tạo thành thói quen, nếp sống. Có vậy mới làm giảm TNGT gây ra cho học sinh.
Tai nạn giao thông: Bài học ‘thảm khốc’ đối với cha mẹ và học sinh
Bài liên quan: Chuyên gia cảnh báo ẩn họa sau trò chơi trang điểm ở trẻ nhỏ
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.