Tác dụng của cây hương nhu mà có thể bạn chưa biết hãy tìm hiểu ngay.
Hương nhu là loại cây thảo mọc hoang hầu hết các vùng Việt Nam mà người ta có thể dễ dàng bắt gặp ở trước vườn, sau nhà, ven bờ, trên núi,… Cây hương nhu vị cay, tính hơi ôn, vào kinh 3 phế, tỷ và vị; có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời và là loại thảo dược quý được dân gian sử dụng rất nhiều.
Cây hương nhu (Hương nhu trắng, Hương nhu tía, É tía (Dược Liệu Việt Nam) là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo cao 1-2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây non 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi gìa thân trở thành nâu. Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Nhị 4 rồi ra ngoài bao hoa. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5-7
Tác dụng dược lý của hương nhu
– Tác dụng giải nhiệt: Hương nhu (dùng sống) 30g/kg, sắc, rót vào dạ dầy chuột, uống lần thứ nhất, thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tục thấy có tác dụng giải nhiệt (Vi Lực, Thành Đô Trung Y Học Viện Học Báo 1992, 15 (2): 95).
– Tác dụng trấn thống, giảm đau: Dầu Thạch Hương nhu 0,3ml/kg và 0,15ml/kg rót vào dạ dầy chuột nhắt thấy có tác dụng ức chế, giảm chất chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
– Nước sắc Thạch hương nhu có tác dụng trấn tỉnh chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
– Dầu Thạch Hương nhu liều 190mg/kg cho uống liên tục 7-8 ngày, thấy có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch (Trạm Vệ Sinh Phòng Dịch tỉnh Hành Dương, Trung Thảo Dược thông Báo 1973,(1): 44).
– Tác dụng kháng khuẩn: Dầu Thạch hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, các loại trực khuẩn (Chen Chi Pien và cộng sự, Sinh Dược học tạp Chí [Nhật Bản], 1987, 41 (3): 215).
Tác dụng, Chủ trị của hương nhu
– Tán thủy thủy, chủ hoắc loạn, bụng đau, nôn mửa (Biệt Lục).
– Chủ cước khí hàn thấp (Bản Thảo Cương Mục).
– Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, hành thủy (Trung Dược Học).
– Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, tán thủy. Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì thủy (Đông Dược Học Thiết Yếu).
– Tán hàn, giải biểu, kiện Vị, lợi niệu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.