Thứ Ba, 02/07/2024 | 11:22

Theo quan niệm và truyền thống của người Việt, trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) sáng sớm sau khi thức giấc, các thành viên trong gia đình sẽ ăn rượu nếp, hoa quả để trừ tà, diệt sâu bọ gây hại, bảo vệ sức khoẻ. Ngoài ý nghĩa trên, cơm rượu nếp với những hương vị cay, ngọt, mùi hương thơm đặc trưng riêng…rất tốt cho sức khoẻ và hệ vi sinh đường ruột.

Rượu nếp được ủ trên 40 độ gồm gạo nếp xay và men thuốc bắc trong khoảng 15 – 17 ngày. Khi hạt cơm đã chuyển thành dạng bột và lắng hoàn toàn xuống đáy hũ sẽ chắt lấy phần nước rượu bên trên. Sau đó đậy kín phần rượu đã chắt và ủ tiếp thêm 15 ngày là sử dụng được. Tùy theo khẩu vị có thể thêm vào rượu nếp nước đường hoặc rượu trắng. Rượu nếp lên men nhờ khuẩn lactic, chuyển hóa tinh bột thành đường. Quá trình lên men tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện các vấn đề liên quan đến táo bón, góp phần ngăn ngừa một số bệnh về đường ruột.

Có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon miệng và đặc biệt tốt cho hệ vi sinh đường ruột. Rượu được lên men nhờ khuẩn lactic, chuyển hóa tinh bột thành đường, cải thiện tình trạng táo bón và một số bệnh đường ruột khác.

Những tác dụng của rượu nếp đối với hệ tiêu hoá

Kích thích tiêu hóa

Gạo nếp chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hoá tuy nhiên tránh ăn rượu nếp khi đói do vị chua của món ăn dễ làm tăng axit dẫn đến niêm mạc dạ dày bị kích ứng, tăng ợ chua, viêm loét dạ dày.

Loại này còn hỗ trợ trong phòng và điều trị ung thư tuyến tính, trực tràng… Phòng ngừa bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ…

Chúng còn giàu chất dinh dưỡng gồm tinh bột, vitamin nhóm B, các chất chống oxy hóa anthrocyamin tốt cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. Rượu nếp lên men nhờ khuẩn lactic, chuyển hóa tinh bột thành đường. Quá trình lên men tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện vấn đề táo bón, ngăn ngừa một số bệnh về đường ruột.

Các chất xơ và axit của rượu nếp hỗ trợ ngăn ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu, cải thiện tiêu hóa… Do đó những người chán ăn, tiêu hóa kém khi ăn ăn rượu nếp có tác dụng hỗ trợ đường ruột vận động trơn tru, kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột.

Thải độc gan

Rượu nếp có nồng độ cồn thấp, chứa nhiều vitamin tốt cho gan như vitamin B, E. Các loại vitamin này hỗ trợ chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường thải độc giúp gan khỏe mạnh. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn ở mức độ hợp lý, không ăn quá nhiều.

Tăng cường sức khỏe đường ruột

Rượu nếp qua quá trình lên men tạo thành món ăn rất tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích, khó tiêu, táo bón… tuy nhiên cần ăn ở mức độ vừa phải để phát huy được tác dụng, tăng cường sức khoẻ.

Rượu nếp mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên bản chất của rượu nếp có rượu do đó các chuyên gia khuyến cáo không lạm dụng để bảo vệ chức năng của gan, thận. Lưu ý không ăn rượu nếp khi đói do vị chua của món ăn dễ làm tăng axit gây niêm mạc dạ dày bị kích ứng tăng nguy cơ ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Probiotic hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích (IBS) như thế nào?

Top các loại thực phẩm lên men có lợi cho hệ tiêu hóa, vi sinh vật đường ruột

Vì sao nước chanh lên men lại tốt cho hệ vi sinh đường ruột

Lợi ích của dưa bắp cải và những lưu ý khi ăn

Vì sao nên tránh ăn thực phẩm lên men vào buổi đêm

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook