Tiêm filler độn cằm thủ thuật đơn giản tiềm ẩn rủi ro
Tiêm filler là thủ thuật đơn giản nên nhiều cơ sở không giấy phép cũng thực hiện, chèo kéo khách hàng.
Trước đây khi chưa có chất làm đầy (filler), phái đẹp phẫu thuật thẩm mỹ chỉ biết đến silicone lỏng. Tuy nhiên, chất này có nhiều phản ứng tác dụng phụ, biến chứng không mong muốn nên đã bị cấm vào năm 1990.
Gần đây, rất nhiều tin đồn về những tác hại, biến chứng của filler, gây hoang mang dư luận, Vậy chất này có an toàn hay không?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Phương Ngọc (tu nghiệp tại Thái Lan, nguyên giảng viên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,TP.HCM) về những sự thật về filler :
Filler được phát minh ra để thay thế cho silicone lỏng. Thành phần của chất này bao gồm HA (Hyaluronic Axit), cũng là một axit có trong cơ thể. Tất cả đã được kiểm nghiệm thực tế trên hàng trăm nghìn ca, chúng cho kết quả an toàn, được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) công nhận.
Thủ thuật đơn giản, dễ tiêm nên nhiều cơ sở không giấy phép cũng thực hiện, chèo kéo khách hàng. Tuy nhiên, quy định của các cơ quan tổ chức y tế, y khoa trên thế giới đều bắt buộc người thực hiện là bác sĩ được cấp giấy phép. Biến chứng của filler tuy hiếm gặp nhưng nếu có sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của những người không có giấy phép.
Thực tế, những quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,… vẫn tồn tại nhiều cơ sở thẩm mỹ chưa có giấy phép, không có bác sĩ, đôi khi chỉ là thợ cắt tóc, làm móng. Biến chứng đa số là từ những cơ sở này, làm mất hình ảnh của ngành thẩm mỹ chân chính.
Chất liệu filler cùng bị làm giả trôi nổi trên thị trường rất nhiều. Trên trang bán hàng nổi tiếng tại Mỹ có bán rất nhiều loại filler với giá cả từ vài USD đến vài trăm USD, chế phẩm để sản xuất filler cũng có bán với giá 150-400 USD/kg. Những chế phẩm này tuy có cùng công thức cấu tạo từ Axit Hyaluronic nhưng tùy thuộc vào công nghệ điều chế sẽ cho ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau. Vì vậy, các bạn phải tìm hiểu kỹ hơn về thông tin sản phẩm trước khi lựa chọn.
Những sản phẩm filler đạt chuẩn sẽ được chứng nhận bởi FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) hoặc chứng nhận CE Marking, sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường châu Âu. Sản phẩm sẽ có mã số để khách hàng kiểm tra.
Một số loại filler đã được Bộ Y tế kiểm định, cho phép nhập khẩu và cấp phép lưu hành như Restylane, Juvederm, TeoXane và Radiess. Nếu bệnh nhân người tiêm chất này sau 20 tháng vẫn không tan hết. Đây là loại đã bị pha silicone lỏng.
Tuy nhiên, filler chính hãng đạt chuẩn rơi vào tay người tiêm sai kỹ thuật vẫn có nguy cơ biến chứng. Filler chính hãng được bác sĩ có giấy phép hành nghề tiêm sẽ đảm bảo tỷ lệ an toàn rất cao. Bác sĩ cũng là người chịu trách nhiệm khi biến chứng xảy ra.
Yhocvn.net (Theo Bác sĩ Thẩm mỹ Phương Ngọc)
Bài cùng chủ đề:
+ Tiêm filler những vấn đề nhất định bạn phải quan tâm
+ Tiêm chất làm đầy, filler, biến làm đẹp thành thảm họa chết người
Chưa có bình luận.