Thứ Tư, 20/12/2017 | 16:51

Để có làn da trắng, đẹp không tỳ vết, nhiều chị em đã phải tốn hầu bao để có được làn da như ý. Điều đáng nói là không ít phương pháp không những không có tác dụng mà còn có thể gây biến chứng dẫn đến tử vong.

Trang 22 tuổi, quê ở Bến Tre, lên Sài Gòn làm việc đã 3 năm. Do mặc cảm vì làn da rám nắng nên nghe lời khuyên từ bạn bè Trang dành dụm 10 triệu đồng để đi truyền “nước biển làm trắng da” tại một phòng mạch chui.

 

Truyền xong chưa kịp mừng thì Trang thấy trong người nóng ran, ói dữ dội. Trang may mắn được chuyển vào bệnh viện và cứu chữa kịp thời. Chẩn đoán của các BS là cô bị dị ứng với nước biển làm trắng da.

Nước biển (Intravenous Whitening) làm trắng da là gì?

Nước biển – theo cách gọi dân gian, là loại dịch truyền qua đường tĩnh mạch có muối Natri-Clorua 0,9% (NaCL), vị mặn như nước biển nên thường gọi là nước biển. Loại dịch này có thể pha trộn với các chất dinh dưỡng hoặc khoáng chất nếu bệnh nhân cần.

Tại châu Á và vài nơi tại Mỹ, thành phần chính trong nước biển làm trắng da là dung dịch muối Natri-Clorua có Glutathione. Trước đây hoạt chất Glutathione được nghiên cứu trong chữa trị ung thư do tính kháng oxy hoá mạnh. Glutathione có mặt trong hầu hết các tế bào như một chất chống lão hoá và hấp thụ các chất độc hại. Gần đây, Glutathione được phát hiện có thêm tác dụng ức chế một Enzyme là Tyrosine Kinanse. Đây là enzyme quan trọng trong quá trình sản xuất hắc tố da từ tế bào hắc tố da.

Đặc điểm của người châu Á da vàng, số lượng tế bào sản xuất hắc tố da (melanocytes) cũng nhiều tương đương người da đen hoặc da trắng. Tuy nhiên, số lượng hắc tố da (melanin) được sản xuất khác nhau do quá trình chuyển hoá khác nhau. Vì Glutathione làm chậm quá trình này nên có thể có tác dụng giảm số lượng hắc tố da (melanin), khiến da trắng hơn. Glutathione hấp thụ kém qua đường tiêu hoá nhưng hấp thụ khá tốt qua đường tĩnh mạch nên truyền nước biển ược thực hiện nhiều so với uống thuốc viên Glutathione.

Ngoài ra, nước biển làm trắng da có thể trộn thêm một số loại chất khác như vitamin hoặc các khoáng chất khác nếu cần.

PFDA chưa chấp thuận & khuyến cáo từ chuyên gia

Một số nghiên cứu nhỏ (đa số từ châu Á) cho thấy tác dụng lâm sàng của nước biển chứa Glutathione trong việc làm trắng da, nhưng cục quản lý Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) vẫn chưa chấp thuận đây là cách chữa sạm da hay làm trắng da này. Các quảng cáo tại Việt Nam nói FDA đã chấp thuận các chữa trị này là sai hoàn toàn. Đã có một số quảng cáo bán Glutathione dạng chích và FDA cấm hoàn toàn cách làm trắng da này.

Ngoài ra, FDA rất ít khi quan tâm đến các sản phẩm làm đẹp (chống lão hoá và làm đẹp không phải là một chuyên khoa trong ngành Y tại Hoa Kỳ), nên khả năng sản phẩm này sẽ được FDA chấp thuận trong tương lai là rất thấp.

Glutathione có mặt trong hầu hết các tế bào như một chất chống lão hoá và hấp thụ các chất độc hại

Làm đẹp là một nhu cầu chính đáng của chị em phụ nữ và cả quý ông. Tuy nhiên, do truyền nước biển với chất Glutathione là một dạng thuốc, nên bệnh nhân có thể có những phản ứng phụ khi tiêm thuốc (quảng cáo nói rằng nước biển có chất từ thiên nhiên nên không có tác dụng phụ là sai lầm).Tuy các chiết xuất từ thiên nhiên, nhưng khi chất này được tiêm vào cơ thể người nhất là bằng đường tĩnh mạch nên cơ thể và hệ miển dịch sẽ xem là chất ngoại lai, dẫn đến kích hoạt hệ miễn dịch với nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Do đó người có nhu cầu làm trắng da nên thảo luận kỹ với bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm toàn diện xem có thật sự thiếu các khoáng chất hoặc Vitamin. Nếu chỉ muốn trắng da thì chỉ cần truyền Glutathione là đủ. Vì tế bào da thường cần 4 tuần để thay đổi nên cách điều trị này có thể sẽ có tác dụng sau vài tuần. Nếu ngưng điều trị thì da có thể bị sạm lại do nồng độ Glutathione giảm xuống.

Được biết các quảng cáo tại Việt Nam nói FDA đã chấp thuận các chữa trị này là sai hoàn toàn, vì vậy phái đẹp nên cẩn thận với cách trị liệu này. Mặc dù một số bằng chứng nước biển chứa Glutathione làm trắng da, nhưng phương pháp này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh bởi tác dụng phụ của trị liệu như trường hợp của Trang không phải là hiếm.

Theo soha.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook