Cùng là dạng lỏng và đều được chế biến từ trái cây, nước ép và sinh tố đóng một vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ ràng về hàm lượng dinh dưỡng mà 2 loại thức uống này mang lại
Là nguồn cung cấp phong phú các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể, thực đơn dinh dưỡng khi mang thai chắc chắn không thể thiếu sự xuất hiện của các loại rau xanh và trái cây. Ngoài cách ăn trực tiếp, mẹ bầu có thể chế biến thành nước ép hoặc sinh tố, vừa tận dụng được nguồn dinh dưỡng sẵn có, vừa giúp bổ sung chất lỏng cho cơ thể.
Tuy có chung “xuất thân” và có vẻ ngoài cũng gần giống nhau, nhưng xét về giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích cho sức khỏe bà bầu, sinh tố và nước ép có một chút khác biệt.
Thực đơn dinh dưỡng khi mang thai rất cần nguồn dưỡng chất từ sinh tố và nước ép
1/ Sinh tố – Bữa sáng giàu dinh dưỡng cho bà bầu
Ngoài trái cây, nguyên liệu để tạo nên món sinh tố có thể bao gồm thêm sữa, sữa chua, đá xay. Nhiều loại sinh tố còn là sản phẩm kết hợp giữa trái cây và rau xanh. Sinh tố được chế biến bằng cách cho tất cả nguyên liệu vào máy xay nhuyễn.
Điểm cộng của sinh tố là vẫn giữ nguyên được lượng chất xơ vốn có của trái cây và rau xanh. Đồng thời, mẹ bầu có thể thêm thực phẩm giàu protein như sữa chua, bột protein… để tăng thêm dưỡng chất “nạp” vào cơ thể.
2/ Nước ép – Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa
Không giống như sinh tố, nước ép chỉ giữ lại nước và các dưỡng chất dinh dưỡng từ trái cây, rau xanh. Sử dụng cách này, mẹ bầu sẽ mất đi một lượng chất xơ phong phú, nhưng bù lại, hệ tiêu hóa của mẹ lại hoạt động nhẹ nhàng hơn. Khi không có chất xơ, hệ tiêu hóa không phải cực nhọc để phân hủy thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng. Vitamin và khoáng chất sẽ nhanh chóng được bổ sung thẳng vào máu.
3/ “Cuộc chiến” giữa sinh tố và nước ép
Cả sinh tố và nước ép đều có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tốt nhất, mẹ bầu nên chọn loại nước uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Sinh tố | Nước ép | |
Ưu điểm |
– Chứa một lượng chất xơ phong phú – Ổn định đường huyết trong máu – Tạo cảm giác mau no nên rất thích hợp cho bữa sáng, bữa ăn phụ – Có thể kết hợp thêm sữa chua để tăng dưỡng chất bổ sung cũng như tốt hơn cho hệ tiêu hóa – Duy trì cân nặng khi mang thai |
– Chất dinh dưỡng được hấp thu nhanh, trực tiếp – Là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bầu có vấn đề tiêu hóa – Dạng lỏng nên dễ dàng sử dụng như nước uống – Có thể kết hợp đa dạng nhiều loại trái cây, rau xanh với nhau – Cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng |
Khuyết điểm | – Dễ bị ô-xy hóa, hao hụt dưỡng chất |
– Làm lượng đường trong máu tăng nhanh. Bà bầu bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng nước ép trái cây. – Nhanh đói |
4/ Lưu ý khi sử dụng nước ép và sinh tố
– Tốt nhất mẹ bầu nên dùng ngay trong 15 phút đầu tiên sau khi chế biến. Sau thời gian này, các dưỡng chất trong nước ép, sinh tố sẽ bị ô-xy hóa, làm hao hụt một lượng chất dinh dưỡng nhất định.
– Ngoại trừ táo, còn lại mẹ không nên thử kết hợp các loại trái cây và rau quả như cà rốt, củ dền, bí…, bởi lượng tinh bột trong các loại rau quả này khá cao, kết hợp với trái cây có thể gây đầy hơi. Tuy nhiên, với các loại rau lá xanh, sự kết hợp này vẫn an toàn. Mẹ có thể tự do sáng tạo loại nước yêu thích của mình.
– Thực đơn dinh dưỡng khi mang thai hẳn sẽ không thiếu nguồn can-xi từ các loại sữa. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng nước ép cùng lúc với sữa nhé! Vitamin C trong nước ép kết hợp với sữa sẽ gây ra phản ứng kết tủa, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Chưa có bình luận.