Thứ Bảy, 09/03/2019 | 10:50

Phân loại bùn khoáng để sử dụng trị bệnh và làm đẹp hiệu quả

Định nghĩa này xuất phát từ Hội nghị quốc tế IV tại DAX, diễn ra từ 13-15/10 /1949 của tổ chức quốc tế về nước dùng làm thuốc (La Société Internationale d’Hydrologie Médicale): “Bùn khoáng là những sản phẩm tự nhiên, kết quả của quá trình phối hợp nước khoáng (bao gồm nước biển và nước hồ mặn) với những hợp chất hữu cơ hay vô cơ có nguồn gốc từ quá trình địa chất hóa hay vi sinh vật hóa hay cả hai tiến trình này, được sử dụng trong trị liệu dưới dạng đắp hay ngâm tắm”.

Theo định nghĩa năm 2004 của Pháp bùn khoáng là những sản phẩm được tạo ra do sự tiếp xúc của nước khoáng với các chất vô cơ và hoặc hữu cơ, được sử dụng với mục đích điều trị bởi một cơ sở trị liệu bằng nước khoáng nóng được công nhận trong vùng có mỏ nước khoáng nóng.

Bùn khoáng được định nghĩa là sản phẩm có kiểm soát xuất phát từ nước khoáng (vd: tủa) hay kết quả của sự tiếp xúc ít nhiều giữa nước khoáng với những nguyên liệu là kết quả của tiến trình địa chất hóa (vd: sét) hay cả địa chất hóa và vi sinh hóa (vd: cắn, bùn) sử dụng trong trị liệu bới một cơ sở nước khoáng được chứng thực trong tổ chức các nhà sản xuất nước khoáng’.

Ngày nay, các chuyên gia về khai thác và sử dụng khoáng nhất trí với định nghĩa bùn khoáng một cách đơn giản là sản phẩm cấu thành từ hỗn hợp chất nền rắn (đất, sét, cắn, tủa..) với nước khoáng. Còn bùn nhân tạo được biết đến như là bùn khoáng thiên nhiên có hệ thống vi sinh vật đặc biệt phát triển trong quá trình tiếp xúc lâu dài giữa những thành phần khác nhau (giai đoạn ‘chín’). Như vậy bùn nhân tạo được biết đến như là bùn thiên nhiên đặc biệt, là kết quả của quá trình ‘làm chín’.

Phân loại bùn khoáng

Trên thế giới, có nhiều trung tâm sử dụng các chế phẩm về khoáng, đặc biệt là bùn khoáng trong trị liệu. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại bùn khoáng đều giống nhau, phần lớn các trung tâm tự đề nghị một loại bùn riêng được phân biệt với những bùn khác dựa vào thành phần, cách sản xuất cũng như cách sử dụng chúng trong trị liệu.

Hầu hết sự phân loại bùn khoáng đều dựa trên 3 đặc tính sau đây:

– Đặc tính kỹ thuật : dựa trên kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất bùn khoáng.

– Đặc tính lý hoá: dựa trên cấu tạo và thành phần của bùn khoáng.

– Đặc tính sinh học và trị liệu lâm sàng: dựa trên những hoạt tính sinh học và ứng dụng trị liệu.

Cách đắp mặt bùn khoáng cho từng loại da

Đối với da dầu hoặc hỗn hợp:

Dùng mặt nạ bùn non kết hợp tinh dầu cam.Cho vào chén hai muỗng cà phê bùn non, một ít vỏ cam đã xắt sợi mỏng và thêm một ít nước cam tươi rồi khuấy đều. Nếu thấy khô, có thể cho thêm một ít nước cam tươi rồi khuấy đều. Nếu vẫn thấy khô, có thể cho thêm một ít nước rồi đắp lên mặt, đợi cho đến khi lợp bùn khô rồi rửa sạch mặt bằng nước hơi ấm. Bùn non giúp da sạch hơn, tinh dầu và nước cam làm se lỗ chân lông.

Đối với da bị mụn đầu đen:

Mụn đầu đen thường hoạt động mạnh ở vùng chữ T, đặc biệt là ở mũi. Đắp bùn khoáng thiên nhiên lên vùng này, để đến khi bùn thật khô rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Đối với mụn bọc, mụn trứng cá … cũng có thể dùng bùn khoáng chấm lên mụn và làm tương tự như trên.

Đối với các loại da khác:

Lấy hai muỗng canh bùn, nửa muỗng canh nước ép trái cây (cam, chanh, dâu, bưởi, cà rốt…) và một muỗng cà phê dầu ô-liu. Trộn đều bùn với nước trái cây, sau đó trộn thêm dầu ô-liu. Bôi hỗn hợp lên mặt, tránh vùng da quanh mắt, không để lâu quá 15 phút. Hỗn hợp sẽ làm da săn chắc và mịn màng hơn. Nhớ rửa sạch mặt bằng nước ấm (dấp nước liên tục vào mặt hai, ba lần) sau đó rửa sạch, thấm khô bằng khăn lông mềm.

Dùng bùn khoáng thiên nhiên kết hợp với sữa tươi giúp có một làn da mịn màng và tươi trẻ, nhưng cần chú ý những điều sau: 

– Nếu dùng bùn tươi: đắp trực tiếp lên mặt dày khoảng 1 – 2 mm (sao cho không nhìn thấy da là được) hãy thư giãn 10 – 15 phút rồi rửa sạch bằng nước khoáng hoặc nước ấm.

– Nếu dùng bùn khô: tạo hỗn hợp bằng cách pha theo tỉ lệ 1:5 (1 muỗng bùn khoáng trộn với 5 muỗng sữa tươi).

– Nến lấy 1 muỗng nhựa nhỏ (dùng để ăn sữa chua) để làm dụng cụ đắp mặt, sẽ trải đều bùn trên da mà không bị dính vào tay.-Rửa mặt thật kỹ trước khi đắp mặt nạ nhằm lấy đi bụi bẩn và dầu bám trên bề mặt da. Làn da sạch sẽ hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ mặt nạ.

– Nếu có thể, hãy xông hơi cho da mặt khoảng 5 – 10 phút sau khi rửa mặt để làm giãn lỗ chân lông hỗ trợ cho việc đắp mặt nạ (chỉ cần nấu ấm nước sôi, cho vài giọt tinh dầu hương hoa là có nước xông). Có thể xông mặt trực tiếp khi nước còn bốc khói hoặc nhúng khăn vào nước, đợi cho khăn bớt nóng rồi áp lên mặt.

– Trong thời gian đợi mặt nạ tự khô, nằm yên thư giãn, nhắm mắt và để trên mắt 2 lát dưa chuột xắt mỏng.

– Khi rửa mắt dùng nước ấm để rửa sạch, dùng tay xoa đều trên mặt theo hướng đi lên để bùn ngấm kỹ vào da. Sau đó, dùng khăn nhúng nước ấm và nhẹ nhàng lau lên mặt. Sau cùng rửa mặt lại với nước lạnh để thu nhỏ lỗ chân lông.

Cách tắm bùn

Tắm bùn khoáng rất tốt cho sức khỏe nhưng phải tắm đúng cách.  Tắm được chia thành nhiều giai đoạn, chủ yếu gồm những công đoạn chính sau đây:

– Làm sạch cơ thể bằng nước khoáng nóng.

– Sau đó là công đoạn chính: tắm bùn, thoa bùn lên mặt, lên tóc và dội khắp thân thể.

– Sau 15 phút ngâm bùn là phơi nắng, để da có thời gian hấp thụ những khoáng chất trong bùn.

–  Phơi nắng xong, cần tắm cho sạch bùn, sau đó ngâm người trong hồ chứa nước khoáng nóng, hồ bơi, thác nước.

Lưu ý:

Những người sốt cao, u ác tính, bệnh lao tiến triển, nhiễm trùng da, bệnh da đang tiến triển, chấn thương cơ xương khớp cấp tính, suy kiệt, suy tim không nên sử dụng bùn khoáng. Những người có bệnh về xương khớp mạn tính, bệnh về da nên sử dụng bùn khoáng.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Điều trị bằng bùn khoáng thiên nhiên

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook