Thứ Ba, 05/01/2016 | 08:40

Trong vòng xoáy kinh tế thị trường, làm thế nào để có thể kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận mà vẫn thu nhận nghiệp quả tốt, chắc hẳn chúng ta đều phải học hỏi triết lý kinh doanh của người Nhật.

Có thể nói, dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần các giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày kể cả trong kinh doanh cho nên họ rất quý trọng và xem việc phục vụ người khác là việc hàng đầu.

Những triết lý Phật giáo trong nền tảng kinh doanh của người Nhật

Nhân văn

Nếu bạn đến Nhật vào mùa thu hoạch ắt hẳn sẽ rất ngạc nhiên vì trên những cánh đồng luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch.

Những nông dân Nhật không bao giờ thu hoạch toàn bộ nông sản mà luôn để dành lại khoảng 5-10% cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

Tương tự như ở Đức, vào mùa đông các gia đình luôn làm chuồng chim có sẵn thức ăn, nước uống cho các loài chim tự nhiên. Con người biết yêu thương muôn loài, thì chắc chắn đối với đồng loại họ sẽ càng nhân văn hơn.

Kinh doanh trung thực

Tại các vùng ở Osaka, bạn sẽ bắt gặp sự trung thực của người Nhật thể hiện qua những “mini shop không người bán”. Người nông dân ở Nhật rất kỳ lạ. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Và sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua sẽ tự bỏ tiền vào thùng.

Các cao ốc mua sắm hay siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào vào mà phải gửi giỏ, túi xách.

Người Nhật có thể tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển của họ. Nếu biết bạn là du khách nước ngoài, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế.

Khi đến Nhật, bạn cũng khó có cơ hội bắt taxi đi đường dài, vì các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, đi tàu điện ngầm sẽ rẻ hơn. Họ không gian dối để lấy tiền của khách.

Sự bình đẳng và văn hoá xếp hàng

Để tập tư duy bình đẳng, ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Trẻ em không được phép để ba mẹ đưa đến trường bằng xe hơi.

Phát triển từ tư duy bình đẳng chính là văn hóa xếp hàng. Có thể nói, văn hoá này thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật, không có bất cứ sự ưu tiên hay phân biệt giàu nghèo nào.

Ở Nhật, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Không quảng cáo ồn ào

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang cao điểm khuyến mãi, các chủ cửa hàng cũng không được đặt máy, bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Họ sẽ quảng cáo và thu hút khách bằng cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách hàng một.

Thậm chí, tất cả đường cao tốc đều phải xây hàng rào cách âm để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của xe cộ lưu thông trên đường.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook