Những thói quen ăn uống của người Việt đã tồn tại lâu đời, khó bỏ, nhưng bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ đó khi biết về tác hại sức khỏe của chúng.
Ăn cơm chan canh
Việc này không làm thức ăn “bớt khô” hay dễ ăn hơn, trái lại còn phá hỏng quá trình tiêu hóa tự nhiên của cơ thể. Khi nhai thức ăn, dạ dày bạn đã tự động tiết ra 1 lượng enzyme có lợi giúp xử lý thức ăn nhanh hơn, nhưng nước canh trong cơm sẽ làm loãng dịch vị và khiến việc tiêu hóa của bạn chậm chạp, dễ gây đầy bụng và khó đi vệ sinh.
Tốt nhất là bạn nên bỏ ngay thói quen này và ăn canh sau khi dùng cơm nhé!
Vừa ăn vừa uống
Tương tự việc chan canh, uống nước khi đang ăn sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Nước làm tăng kích thước dạ dày và khiến nó phải hoạt động mệt mỏi hơn, quá trình tiêu hóa chậm lại và bạn rất dễ có cảm giác đầy bụng. Nước trái cây hay nước có gas còn tệ hơn khi nó dễ gây áp lực, dẫn tới giãn dạ dày cấp.
Gắp thức ăn cho người khác
Đây là một nét văn hóa đẹp, thể hiện sự quan tâm với nhau trong bữa ăn, nhưng sức khỏe của bạn thì lại không thích điều này một chút nào! Lí do là bởi đây là con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như cúm, quai bị, viêm nhiễm khoang miệng… thông qua đường nước bọt. Chưa kể, bản thân đũa đã là một ổ vi khuẩn nguy hiểm. Vì thế hãy dần bỏ thói quen này để đảm bảo sức khỏe cho mình cũng như người thân.
Phân tâm khi ăn
Chúng ta thường có thói quen kết hợp giờ ăn như một hình thức nghỉ ngơi, vừa ăn vừa đọc sách báo, xem ti vi hoặc sử dụng điện thoại. Đây là thói quen hàng đầu gây nên rối loạn tiêu hóa. Hệ thần kinh của bạn sẽ bị phân tán, giảm cảm giác ngon miệng và cũng không thể điều khiển dạ dày tiết ra enzyme tiêu hóa hợp lý. Kết quả là quá trình tiêu hóa bị đảo lộn và dễ tạo thành bệnh mãn tính.
Hãy dành thời gian đúng mức cho việc ăn, ăn chậm, nhai kĩ và không kết hợp làm việc khác. Cơ thể sẽ cảm ơn bạn rất nhiều đấy!
Nguồn: Kiến thức
Chưa có bình luận.