Cây cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo, kim lăng thảo mọc dại ở khắp nơi trên các vùng miền của cả nước. Theo dân gian đây là một loại cây thảo dược mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với sức khoẻ, dùng để điều trị các bệnh lý về gan, rối loạn tiêu hoá…
Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta prostrata, họ Cúc (Asteraceae) được sử dụng trong một số bài thuốc truyền thống ở châu Á từ nhiều thập kỷ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, tiêu hoá, nhiễm trùng…
Hỗ trợ điều trị viêm gan, tăng cường chức năng gan
Kết quả một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những lợi ích tiềm ẩn của loài thảo dược này đối với hệ tiêu hoá, giúp hỗ trợ điều trị viêm gan, tăng cường chức năng gan… Quá trình nghiên cứu trên chuột, các bác sĩ y học cổ truyền người Ấn Độ đã phát hiện những tác dụng của cây cỏ mực đối với gan nhờ hàm lượng cao flavonoid và các hoạt chất sinh học khác như wedelolactone trong cỏ nhọ nồi hỗ trợ điều trị bệnh về gan như viêm gan vàng da, giúp tăng cường chức năng gan.
Một nghiên cứu trên chuột cũng ghi nhận chức năng bảo vệ gan của cỏ mực. Khi tiêm chất độc cho gan (CCl4) vào chuột, kết quả là nhóm chuột được uống dịch chiết lá cỏ mực có tỷ lệ tử vong là 22%, trong khi nhóm chuột không được uống dịch chiết lá cỏ mực có tỷ lệ tử vong là 77%.
Năm 2015, kết quả nghiên cứu đăng tải trên thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy dịch chiết ethanol của cỏ mực giúp tăng trọng lượng gan, thúc đẩy hoạt động của các enzyme chống oxy hóa trong gan. Một trong những tác dụng của cỏ mực lên gan là bảo vệ gan khỏi các tác hại bởi các chất độc của thực phẩm, rượu bia đồng thời giúp tái tạo lại tế bào gan.

Điều trị rối loạn tiêu hóa, táo bón và khó tiêu
Theo các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ, sử dụng cỏ mực tươi ở mức độ nhất định có thể hỗ trợ điều trị một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, khó tiêu và phục hồi phục sự cân bằng của hệ tiêu hóa. Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy cỏ mực chứa nhiều hoạt chất có khả năng trung hoà axit và cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày- tá tràng gây ra như ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị…
Các hoạt chất như tanin khi vào đường tiêu hoá sẽ tạo nên một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của dịch vị và vi khuẩn. Vitamin K giúp cải thiện cơn đau dạ dày nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng chảy máu dạ dày nếu có, đặc biệt là hỗ trợ làm liền vết loét dạ dày.
Carotene và Flavonozit trong cỏ mực giúp trung hòa axit dạ dày, làm giảm đáng kể các triệu chứng do dư axit gây ra gồm ợ chua, nóng rát thượng vị đặc biệt là ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày do tiết axit quá mức.
Các chuyên gia khuyến cáo cây cỏ mực mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh lý về dạ dày, điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu tuy nhiên khi sử dụng để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ. Tuy nhiên cỏ mực là vị thuốc có tính hàn nên không sử dụng để điều trị bệnh lý dạ dày trong các trường hợp thường xuyên đi ngoài phân lỏng, phân sống, người cơ địa hư nhược, mắc viêm đại tràng mạn tính, phụ nữ có thai và cho con bú…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Kết quả bất ngờ từ bài thuốc trị xuất huyết với cây nhọ nồi
Một số cây thuốc có tác dụng cầm máu
3 loại cây dại từng bị hắt hủi hóa thuốc quý nên “thủ sẵn” trong nhà
Thuốc Nam trị bệnh hay gặp sau mưa lụt
Những loại trà thảo mộc giúp cải thiện bệnh cúm hiệu quả
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.