Thứ Ba, 17/10/2017 | 12:16

Khi thai nhi bị tràng hoa quấn cổ, nguy hiểm có thể xảy ra cho bé trong suốt thai kỳ. Vậy người mẹ cần được theo dõi và đề phòng những nguy hiểm xảy đến cho bé như thế nào?

Theo dân gian truyền miệng thì những em bé có tràng hoa quấn cổ khi sinh ra rất thông minh, học giỏi, tài hoa…Tuy nhiên, quan điểm này chưa có cơ sở khoa học để chứng minh tỷ lệ đúng, sai…Nhưng một thực tế cho thấy, khi thai nhi bị tràng hoa quấn cổ, thai phụ vất vả hơn nhiều những người mẹ khác bởi nguy hiểm có thể xảy ra cho bé trong suốt thai kỳ.

Vậy, khi thai nhi bị tràng hoa quấn cổ, người mẹ cần được theo dõi và đề phòng những nguy hiểm xảy đến cho bé như thế nào?

Thế nào là tràng hoa quấn cổ

Tràng hoa quấn cổ (dây rốn quấn cổ) là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng.

Những lưu ý khi thai nhi bị dây rau quấn cổ 

Tràng hoa quấn cổ (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân

+ Do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ tạo thành những vòng tròn xung quanh cổ.

Nguy cơ tràng hoa quấn cổ trong trường hợp nào?

+ Dây rốn dài hơn thai nhi.

+ Thai nhỏ.

+ Ối nhiều…

Phát hiện tràng hoa quấn cổ bằng cách nào?

+ Siêu âm sẽ phát hiện chính xác bé bị tràng hoa quấn cổ.

+ Tràng hoa quấn cổ thường xảy ra vào vào tháng thứ 5-6 hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Lưu ý:

+ Ở các vùng sâu, vùng xa do điều kiện đi siêu âm, thăm khám gặp nhiều khó khăn nên thai phụ cần thường xuyên theo dõi các hoạt động của thai nhi, khi thấy thai máy bất thường, đạp nhiều hoặc yếu… (có thể bé bị tràng hoa quấn cổ) thì các bà mẹ cần đi khám ngay.

 Những lưu ý khi thai nhi bị dây rau quấn cổ

Siêu âm để phát hiện tràng hoa quấn cổ (Ảnh minh họa)

Tràng hoa quấn cổ nguy hiểm như thế nào?

+  Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở, vì vậy, bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong.

+ Khi chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy sau khi sinh với các  dấu hiệu co giật, chân tay run..

Lưu ý:

+ Khi siêu âm xác định dây rốn quấn cổ, người mẹ cần đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo lịch hẹn định kỳ.

+ Sau sinh nếu trẻ có biểu hiện thiếu oxy cần đưa trẻ đi khám ngay.

Tràng hoa quấn cổ có hết được không?

+ Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ sau đó tự trở lại bình thường.

+ Khi thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên bị dây rốn quấn thêm một vài vòng sẽ không có cách nào để gỡ dây rốn.

Lưu ý: người mẹ cần theo dõi cử động của thai, nếu thấy bất thường cần đến bệnh viện để  kiểm tra ngay.

Chọn phương pháp sinh an toàn cho thai phụ

+ Đối với các trường hợp thai nhi và mẹ khỏe mạnh có tràng hoa quấn cổ ít (một vòng) bác sĩ có thể chỉ định sinh thường.

+ Bác sỹ chỉ định sinh mổ trong trường hợp tràng hoa quấn cổ nhiều vòng, thai to, sức khỏe mẹ yếu…

 Những lưu ý khi thai nhi bị dây rau quấn cổ

Căn cứ tình trạng thực tế để chỉ định phương pháp sinh cho thai phụ (Ảnh minh họa)

Lời kết

Mang thai là một hành trình tràn đầy hạnh phúc của lứa đôi tuy nhiên chúng ta cũng không nên chủ quan khi bé được chẩn đoán là tràng rau quấn cổ. Người mẹ cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của thai nhi, kiểm tra tuổi thai, nước ối… định kỳ theo chỉ định của bác sỹ, đặc biệt theo dõi những biểu hiện bất thường của thai nhi: đạp giữ dội, đạp yếu hơn… để đảm bảo thai nhi được an toàn và khỏe mạnh.

Benh.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook