Hơi thở theo con người từ khi cất tiếng khóc chào đời, song hành suốt một chặng đường dài đến khi trở về với đất mẹ. Quá trình hít thở, khí oxy được hít vào để tạo ra năng lượng sau đó thải ra khí cacbonic. Hít thở đúng cách giúp cơ thể sảng khoái, tràn đầy năng lượng. Đặc biệt, thông qua hơi thở các bác sĩ sẽ chẩn đoán, phát hiện các căn bệnh như tiểu đường, suy thận, ung thư dạ dày…Vậy những giá trị nào ẩn chứa trong hơi thở?
Trong y học hiện đại, việc hít thở đưa không khí giàu O2 ít CO2 từ khí quyển vào phế nang và ngược lại đưa không khí nghèo O2 nhiều CO2 từ phế nang ra ngoài. Hơi thở hôi phản ánh vệ sinh răng miệng kém và có thể là triệu chứng của một căn bệnh nào đó. Dưới đây là những hơi thở có mùi đặc trưng phản ánh tình trạng bệnh trên cơ thể, người dân cần lưu tâm.
Hơi thở có mùi chua – Trào ngược dạ dày hoặc ợ chua
Khi hơi thở có mùi chua rất có thể chủ nhân đang mắc bệnh trào ngược dạ dày. Để kiểm soát vấn đề này cần thay đổi chế độ ăn uống, loại bỏ các thực phẩm kích ứng như tỏi, rượu, bia, đồ ăn cay…Tuy nhiên để biết nguyên nhân khiến cơ thể có mùi chua cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác và giải pháp điều trị.
Hơi thở có mùi kim loại – Ung thư dạ dày
Số bệnh nhân mắc ung thư dạ dày tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Những biểu hiện của ung thư dạ dày gồm đau bụng bất thường, đại tiện phân đen, sụt cân nhanh…Ở người bệnh ung thư dạ dày một trong số những biểu hiện đặc trưng là có vị kim loại trong miệng và hơi thở có mùi kim loại là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư dạ dày đang tiến triển. Tuy nhiên cần loại trừ một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây ra mùi tương tự do đó người dân không nên quá lo lắng, có thể đi tầm soát sức khoẻ định kỳ để đảm bảo cơ thể luôn khoẻ mạnh.
Hơi thở có mùi trái cây – Bệnh tiểu đường
Mùi trái cây từ miệng không gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên đây cũng có thể là một dấu hiệu của căn bệnh đáng quan tâm. Trong y khoa mùi trái cây chỉ xuất hiện khi một người có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường. Do đó cách tốt nhất để xác định cơ thể có mắc bệnh tiểu đường hay không cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để có câu trả lời chính xác nhất.
Hơi thở có mùi hôi thối – Ung thư phổi
Ung thư phổi tạo ra một mùi hôi thối nhất định trong khi thở. Do đó khi thấy hơi thở có mùi khó chịu (đã loại trừ các bệnh về nha chu) kèm theo các triệu chứng thở khò khè, khó thở, cân giảm bất thường…chủ nhân nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để xác định chính xác bệnh, điều trị trong giai đoạn đầu.
Hơi thở có mùi cá – Suy thận
Suy thận là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Người mắc bệnh thận mạn tính là gánh nặng của gia đình và xã hội do cơ thể thường xuyên rối loạn điện giải, ứ nước và thiếu protein khiến họ phải phụ thuộc vào máy lọc nhân tạo hoặc lọc màng bụng. Biểu hiện ở người suy thận là hơi thở có mùi cá kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, khó ngủ, thường xuyên có nhu cầu đi tiểu, tiểu máu, sưng mắt cá chân, bàn chân, mất khẩu vị, chán ăn….Do đó khi hơi thở có mùi cá mà thực đơn không có món này cần đi khám để đảm bảo cơ thể không có những bất thường.
Hơi thở có mùi sữa chua – Không dung nạp Lactose
Mùi của sữa bị chua là dấu hiệu của bệnh không dung nạp lactose, nguyên nhân do cơ thể không thể phá vỡ protein trong sữa. Các triệu chứng khác dễ nhận biết bao gồm bị chuột rút và tiêu chảy.
Hơi thở có mùi mốc và ngọt – Suy gan
Một hơi thở có mùi mốc và ngọt báo hiệu gan của chủ nhân không hoạt động tốt. Song song với triệu chứng trên, các dấu hiệu khác như da vàng và màu trắng của mắt cũng là thước đo để đánh giá căn bệnh này. Lời khuyên cần đi thăm khám để đảm bảo sức khoẻ ổn định.
Hơi thở có mùi tã bẩn – Sỏi amidan
Sỏi amidan tích tụ trong cổ họng khiến hơi thở thường xuyên có mùi mà nhiều người ví như một cái tã bẩn. Những người mắc căn bệnh này rất ngại giao tiếp bởi hơi thở sẽ khiến những người chung quanh phát hiện ra trong phạm vi 1,5m. Phương án giải quyết là gặp bác sĩ chuyên khoa để loại bỏ can xi và vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong amidan.
Nền y học hiện đại, việc đo nồng độ hydro trong hơi thở được dùng để chẩn đoán các bệnh như hội chứng ruột kích thích, hội chứng loạn khuẩn ở ruột non, không dung nạp lactose. Các loại đường trong chế độ ăn uống hàng ngày như fructose, lactose nếu không được hấp thụ ở ruột non sẽ di chuyển đến đại tràng, được vi khuẩn đường ruột lên men, tạo thành khí hydro.
Xét nghiệm hơi thở hydro được áp dụng khi nghi ngờ người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, kém hấp thu carbohydrate (không dung nạp đường lactose, fructose, sucrose hoặc sorbitol), hội chứng loạn khuẩn ở ruột non, khó tiêu chức năng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Điều cần lưu ý khi ăn chế độ ăn thuần chay tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
Chế độ ăn dựa trên thực vậy duy trì đường ruột khỏe
Bổ sung prebiotic giúp cải thiện bệnh viêm ruột IBD
Hướng dẫn khi làm test hơi thở Hydrogen, Methane chẩn đoán SIBO
Xét nghiệm test hơi thở hydro chẩn đoán bệnh đường ruột: tại phòng khám và tại nhà
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.