Thứ Bảy, 30/09/2017 | 09:00

Với những người bị bệnh quai bị thường có triệu chứng và biểu hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Những triệu chứng thường gặp của bệnh quai bị

Những nguyên nhân chính mắc bệnh quai bị ở người

Quai bị là bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần.

Theo các chuyên gia y tế thì khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Những biểu hiện lâm sàng khi trẻ bị bệnh quai bị

+ Sau khi bị nhiễm virus gây quai bị, trẻ sẽ trải qua một thời gian ủ bệnh kéo dài 18 đến 25 ngày, hoàn toàn yên lặng không bộc lộ dấu hiệu và triệu chứng gì.

Những biểu hiện, triệu chứng thường gặp của bệnh quai bị


+ Trước khi phát bệnh 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai 9 ngày là thời gian có khả năng truyền bệnh.

+ Tiếp đó, bước sang giai đoạn khởi phát bệnh với các triệu chứng sốt 38-38,5 độ C, nhức đầu, nôn. Có thể có trước khi sưng tuyến nước bọt.

+ Trong các tuyến nước bọt (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi…) thì tuyến mang tai có tỷ lệ bị tác động nhiều hơn hẳn (tuyến này nằm ở vị trí góc hàm trước và dưới mỗi bên tai).

+ Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên. Ở thời điểm này, trẻ nhỏ thường sợ tiếp xúc với ánh sáng chói, chán ăn và có thể nôn. Triệu chứng đau đầu thậm chí vẫn còn tiếp diễn sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng.

+ Các triệu chứng khi sang đến giai đoạn toàn phát sẽ hết đi trong vòng vài ngày. Nhưng bệnh nhân vẫn còn khả năng lây nhiễm cho người khác cho tới khi hết hẳn sưng, tuy nhiên bệnh khi đó có thể lan sang tuyến nước bọt khác hoặc gây biến chứng đối với một số phủ tạng khác.

+ Triệu chứng sưng phồng thường sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị



+ Viêm tinh hoàn:

Viêm tinh hoàn do virus quai bị thông thường tấn công vào lứa tuổi đang dậy thì và cả lứa tuổi trưởng thành, trong đó, tỷ lệ viêm tinh hoàn chiếm từ 10-30%. Đặc thù nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên, xác suất viêm tinh hoàn 2 bên gặp ít hơn.

Những biểu hiện, triệu chứng thường gặp của bệnh quai bị

Sau khi viêm tuyến nước bọt khoảng 5- 7 ngày thì xảy ra viêm tinh hoàn. Tinh hoàn đau, sưng to. Khi sờ vào tinh hoàn thấy chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề rõ rệt, đỏ, căng, bóng. Ngoài ra, có thể xuất hiện kèm theo viêm thừng tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, thậm chí xuất hiện ra tràn dịch màng tinh hoàn trong các trường hợp bệnh đã rất nặng.

+ Viêm tuyến nước bọt:

Đặc thù của viêm tuyến nước bọt là sưng hai bên thường không đối xứng. Một vài bệnh nhân do tuyến nước bọt sưng lên rất to làm cằm, cổ bạnh ra gây biến dạng khuôn mặt.

Da vùng tuyến nước bọt sưng, không đỏ, bóng, căng, tuy nhiên khi sờ vào sẽ thấy nóng và bệnh nhân rất đau. Một số người bệnh do đau nên khó ăn, khó nuốt, khó nhai. Thông thường sốt sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày, sau khi hết sốt thì triệu chứng sưng tuyến nước bọt sẽ giảm dần.

+ Viêm màng não:

Là tình trạng nhiễm trùng của lớp màng và chất lỏng bao quanh não và tủy sống. Viêm màng não là một biến chứng hiếm gặp của bệnh quai bị nhưng có thể đe dọa tính mạng.

+ Viêm não:

Viêm não cũng là một biến chứng ít gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm của bệnh quai bị.

+ Viêm tụy:

Là một biến chứng của bệnh quai bị, gây sưng tuyến tụy.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn.

{credit}
Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook