Thứ Tư, 10/01/2018 | 03:01

Bệnh viêm bàng quang có nguy hiểm không và khi bị mắc bệnh thường sẽ có những biểu hiện cụ thể nào,.. luôn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy, bạn đã biết gì về loại bệnh này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh viêm bàng quang

– Bệnh viêm bàng quang cấp: Đây là loại hay gặp nhất trong các loại viêm đường tiết niệu dưới (niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Thương tổn chủ yếu xảy ra tại niêm mạc bàng quang với các hình thái phù nề, sung huyết. Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột như tiểu buốt kèm theo đau dọc từ niệu đạo lên bàng quang. Đau buốt kéo dài trong suốt thời gian đi tiểu và còn kéo dài sau khi tiểu hết nước tiểu trong nhiều phút. Do niêm mạc bàng quang bị viêm, dễ bị kích thích nên số lần đi tiểu tăng lên làm cho bệnh nhân lúc nào cũng buồn đi tiểu.

Tuy vậy, do mỗi lần đi tiểu gây buốt nên người bệnh tiểu không hết, phải tạm dừng vì đau và buốt. Người bệnh thường có cảm giác tức ở vùng dưới rốn (vùng tương xứng với vị trí của bàng quang). Mặc dầu bệnh nhân có nhiễm khuẩn thực sự nhưng thường không sốt hoặc sốt nhẹ dưới 38oC. Nước tiểu thường đục ở đầu bãi hay toàn bãi, đôi khi tiểu ra máu (nước tiểu có thể có màu hồng đỏ hoặc đơn giản chỉ có vài vệt máu).

– Bệnh viêm bàng quang mãn: Nếu viêm bàng quang cấp tính mà không chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ thì rất dễ trở thành viêm bàng quang mãn tính. Do viêm nhiễm bàng quang lâu ngày nên thành bàng quang dày lên, xơ hóa làm cho tính đàn hồi của bàng quang bị suy giảm mỗi lần co bóp để tống nước tiểu ra ngoài nên sẽ có hiện tượng tiểu són.

Với các triệu chứng điển hình của viêm bàng quang như thường xuyên muốn đi tiểu, tiểu buốt, tức hạ vị, tiểu đục, tiểu ra máu có thể nhầm với mốt số bệnh về đường tiết niệu như viêm thận, thận ứ mủ, sỏi niệu quản hoặc viêm niệu đạo, chít hẹp niệu đạo. Ngoài ra cũng có thể nhầm với ung thư bàng quang, viêm kẽ bàng quang.

Nếu bệnh viêm bàng quang cứ tiếp tục tấn công một cách không kiểm soát, sẽ dẫn đến đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình. Điều này có nghĩa là thận đã bị nhiễm trùng, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu kéo dài sẽ gây tổn hại thận.

Những người dễ mắc bệnh viêm bàng quang

Một số người có nhiều khả năng bị bệnh hơn và dễ phát triển các bệnh nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ:

Những biểu hiện của bệnh viêm bàng quang?  


Sinh hoạt tình dục: Việc giao hợp có thể dẫn tới các vi khuẩn dễ dàng được đẩy vào niệu đạo

Sử dụng một số loại ngừa thai. Những phụ nữ sử dụng diaphragms có nguy cơ gia tăng viêm bàng quang. Diaphragms có chứa chất diệt tinh trùng làm tăng thêm nguy cơ.

Đang mang thai. Thay đổi nội tiết khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang.

Bệnh như sỏi trong bàng quang hoặc bệnh về tuyến tiền liệt mở rộng

Thay đổi trong hệ thống miễn dịch. Điều này có thể xảy ra với các điều kiện như tiểu đường, nhiễm HIV và điều trị ung thư. Một hệ thống miễn dịch giảm, tăng nguy cơ vi khuẩn và trong một số trường hợp nhiễm trùng bàng quang do virus.

Sử dụng kéo dài ống thông bàng quang

Xét nghiệm – chuẩn đoán viêm bàng quang

Khi có các triệu chứng cần đi khám bác sĩ ngay, khi đó sẽ được chỉ định:

Phân tích nước tiểu: Lấy mẫu nước tiểu để xác định xem vi khuẩn, máu hoặc mủ trong nước tiểu.

Soi bàng quang: Kiểm tra bàng quang với cystoscope – một ống mỏng với một ánh sáng và camera gắn có thể được chèn vào thông qua niệu đạo vào bàng quang có thể giúp chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể sử dụng cystoscope để loại bỏ một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để phân tích trong phòng thí nghiệm. Nó sẽ không cần thiết khi đây là lần đầu có dấu hiệu của viêm bàng quang.

Các xét nghiệm, chẳng hạn như X- quang hoặc siêu âm có thể giúp loại trừ các nguyên nhân khác của viêm bàng quang tiềm năng, chẳng hạn như một khối u hoặc bất thường cấu trúc.

{credit}
Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook