Thứ Ba, 17/10/2017 | 15:20

Thai ở tuần thứ 7 thay đổi như thế nào? Cùng với sự phát triển ấy cơ thể và tâm sinh lý của người mẹ cũng sẽ biến đổi ra sao

Trong quá trình mang thai (9 tháng 10 ngày), từng mốc thời gian đều mang những dấu ấn quan trọng liên quan đến sự phát triển của thai nhi: 7 tuần có tim thai, 12 tuần đo độ mờ sau gáy, 24 tuần các chức năng đã hình thành đầy đủ…

Song hành cùng sự phát triển của thai nhi là những thay đổi ở cơ thể người mẹ, về tâm sinh lý khi mang thai…

Vậy, mang thai ở tuần thứ 7 có điều gì khác biệt?

Những thay đổi của thai nhi

Có thể nghe thấy tim thai bằng máy siêu âm

Thai nhi lúc này còn rất nhỏ và chỉ mới dài được khoảng 1,3cm. Bé chỉ mới lớn bằng một quả ô-liu nhỏ. Ở tuổi thai này, qua máy siêu âm bác sỹ đã nghe thấy được tim thai.

Một cảm giác nhè nhẹ, sung sướng khi mang trong mình một sinh linh bé bỏng sẽ là những động lực lớn tiếp sức cho người mẹ.

 Những biến đổi của mẹ và thai nhi ở tuần thứ 7

Có thể nghe thấy tim thai bằng máy siêu âm ở tuần thứ 7 của thai kỳ

Phát triển mắt, tai, lưỡi

Khi thai được 7 tuần, mắt bé sẽ to hơn và bắt đầu có màu. Màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng vào giai đoạn từ 6-9 tháng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi gen di truyền từ mẹ và bố.

Tai của em bé bắt đầu được hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Chiếc lưỡi bé tí ti cũng đã bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành trong hàm.

Những thay đổi ở cơ thể người mẹ

Bụng to hơn

Mang thai ở tuần thứ 7, các bà mẹ đã quen dần với những thay đổi trong cơ thể: nôn, buồn nôn …Các mẹ cũng đã cảm nhận được thai nhi trong bụng khi bé bắt đầu “lộ” rõ. Lúc này, vùng bụng đã dầy và to lên nhưng thoạt nhìn, người khác sẽ khó nhận biết bởi lúc này bụng bầu vẫn còn được che giấu bởi xương chậu.

Tuy nhiên, khi diện một bộ đồ bó, quần jean hoặc chiếc váy ôm sát eo đi ra phố, chúng ta sẽ không còn cảm thấy thoải mái và tự tin như trước.

 Những biến đổi của mẹ và thai nhi ở tuần thứ 7

Mang thai ở tuẩn thứ 7 bụng đã bắt đầu “lộ” hơn

Hiện tượng chuột rút

Tuần thứ 7 của thai kỳ thỉnh thoảng xuất hiện hiện tượng chuột rút, gây đau ở phần bụng dưới và cảm giác khó chịu như trước khi có kinh nguyệt – Đây cũng là hiện tượng bình thường của thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu thấy đau liên tục, hoặc âm đạo bị chảy máu hãy đi khám bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị bệnh cho phù hợp.

Đầu vú lớn và thâm lại

Tuần thứ 7, hai đầu vú sẽ to hơn và  thâm lại, có thể xuất hiện cả mụn nhọt mọc quanh quầng vú (nốt Montgomery). Những mụn này có tác dụng giúp cho hai đầu vú sẵn sàng tiết sữa.

Lời khuyên hữu ích, tránh nắn bóp hay nặn bỏ những nốt này bởi chúng thực sự có ích.

Ngoài ra, do tác động của các hooc môn trong thời kỳ thai nghén khiến da mặt sẽ nổi rất nhiều mụn, da có thể dầu hơn. Vì vậy, chúng ta cần rửa mặt thường xuyên, hạn chế trang điểm và lựa chọn những loại mỹ phẩm dành cho bà bầu để không gây ảnh hưởng cho thai nhi.

 Những biến đổi của mẹ và thai nhi ở tuần thứ 7

Tuần thứ 7 của thai kỳ hai đầu vú sẽ to hơn và thâm lại

Âm đạo tiết nhiều dịch hơn

Tuần thứ 7, âm đạo có thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn, điều này là bình thường trong suốt quá trình mang thai nên không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, khi dịch có mùi khó chịu, chuyển màu vàng, tấy rát….cần đi khám bác sỹ chuyên khoa để điều trị ngay.

Lời khuyên hữu ích là thai phụ nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để tránh viêm nhiễm.

Lưu ý: thời gian đầu thai kỳ, một nút nhầy sẽ bịt kín ống tử cung, giúp ngăn không cho mầm bệnh đi vào tử cung và mất đi vào cuối thai kỳ.

Những thay đổi về cảm xúc

Quen dần với việc  mang thai

Ở tuần thứ 7, các mẹ đã quen dần với việc mang thai, tuy nhiên do thể trạng mệt mỏi (cảm giác buồn nôn, ốm nghén vẫn còn) nên tinh thần có thể bị xa xút.

Ngoài ra, cơ thể có thể xuất hiện những triệu chứng: đau nhức ngực, mệt mỏi hoặc choáng váng (giống thời điểm trước kỳ kinh nguyệt).

Tính khí thất thường

Tính khí thất thường, khó tính, lúc buồn lúc vui…(do tác động của thai nhi) là nét đặc trưng của bà bầu.

Tuy nhiên, theo thống kê, hầu hết các bà mẹ sau 3 tháng đầu mang thai sẽ trở về trạng thái bình thường nên thai phụ cần tin tưởng để chuẩn bị tâm lý thật tốt chờ đón ngày em bé chào đời.

 Những biến đổi của mẹ và thai nhi ở tuần thứ 7

Tuần thứ 7, tính khí người mẹ lúc buồn, lúc vui do tác động của thai nhi

Những điều cần lưu ý khi mang thai ở tuần thứ 7

+ Xây dựng chế độ ăn đẩy đủ các dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất… trong khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

+ Tập các bài thể dục dành cho phụ nữ mang thai như: đi bộ, bơi, các bài tập yoga giúp việc tuần hoàn máu tốt hơn.

+ Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

+ Tìm một lớp dạy các kỹ năng dành cho các bà mẹ tương lai.

Lời kết

9 tháng 10 ngày mang thai là hành trình tuyệt vời nhất đối với mỗi người phụ nữ. Trong hành trình này, người mẹ sẽ được trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc: cảm giác hồi hộp chờ đợi, cảm giác vỡ òa khi biết mình mang thai, lần đầu tiên cảm nhận được những chuyển động rất nhẹ của con cũng đủ làm mẹ xúc động đến nghẹn ngào…

Một trong những mốc thời gian quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi là vào tuần thứ 7 của thai kỳ, bác sỹ đã nghe được tim thai qua máy siêu âm. Điều đó khẳng định trong cơ thể người mẹ đã hình thành một mầm sống mới. Sự hình thành của em bé dẫn đến những thay đổi về cơ thể của người mẹ như: bụng to hơn, hai đầu vú thâm đen do tuyến sữa bắt đầu hoạt động, xuất hiện chuột rút…

Bên cạnh đó, trong 3 tháng đầu, do tác động của hiện tượng ốm nghén khiến tinh thần của người mẹ xa xút, thể lực suy giảm…Vì vậy, các bà mẹ cần đảm bảo chế ăn uống đầy đủ dưỡng chất và một tinh thần thoải mái để đón em bé chào đời.

Benh.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook