Bệnh trầm cảm là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với những người đã bị mắc bệnh. Vậy những đối tượng nào thường sẽ mắc bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!
Tất cả chúng ta nhiều lúc sẽ cảm thấy buồn hay mệt mỏi trong chốc lát, đây là một điều cảm thấy bình thường khi mình đang buồn và chán nản trước một sự việc nào đó, như bị mất người thân, bạn bè, mất việc hay gia đình tan vỡ.
Thường thì đối với mọi người cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu những cảm giác kéo dài trên 2 tuần và bắt đầu cản trở cuộc sống hàng ngày, hay có cảm giác chán đời thông thường đã xảy ra. Đây chính là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Người mắc bệnh trầm cảm có thể thấy suy sụp tinh thần, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình về những cảm giác này, không muốn tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa, rút lui khỏi gia đình và bạn hữu, thậm chí có người còn nghĩ đến cái chết hay tự tử.
Đối tượng nào thường mắc bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến. Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm?
Trầm cảm thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên khoảng 15-30 tuổi, những cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Số lượng bệnh nhân nữ được chẩn đoán trầm cảm nhiều hơn nam, nhưng cũng có thể là vì nữ thường đi tìm giải pháp chữa trị nhiều hơn nam.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, bao gồm:
Độ tuổi: trầm cảm thường bắt đầu ở độ tưởi từ 15-30 tuổi.
Có tiền sử mắc rối loạn lo lắng, rối loạn nhân cách giới hay rối loạn sau sang chấn.
Lạm dụng thức uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện trái pháp luật.
Một số tính cách như thiếu tự tin vào bạn thân, quá độc lập, tự chỉ trích bản thân hay bi quan.
Mắc bệnh nặng hay bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hay bệnh tim.
Dùng một số loại thuốc như thuốc chữa cao huyết áp hay thuốc ngủ (hãy bàn với bác sĩ của bạn trước khi ngưng dùng bất kì thuốc nào).
Những chấn thương hay căng thẳng, như bị lạm dụng về thể xác và tình dục, mất đi người mà mình yêu thương, mối quan hệ khó khăn hay vấn đề về tài chính.
Có họ hàng ruột thịt mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu hay đã tự tử
Bệnh trầm cảm có thể điều trị được hay không?
Trầm cảm là bệnh có thể điều trị được.
Khi cảm thấy mình hoặc người thân của mình bị trầm cảm thì nên đến khám bác sĩ có chuyên khoa về chăm sóc sức khỏe tâm thần. Trong trường hợp người mắc bệnh không đi khám bệnh, cảm giác vô dụng và tuyệt vọng, cùng với cảm giác bị cô lập, có thể làm bệnh nặng thêm.
Nên biết rằng bệnh trầm cảm là một bệnh nặng cần phải được chữa trị kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa. Đây không phải là lười biếng. Nên những người bị trầm cảm không chỉ nay mai là khỏi bệnh.
Điều trị trầm cảm có thể cần phải sử dụng nhiều thuốc chống trầm cảm và/hay điều trị bằng đối thoại.
Một số điều chúng ta cần biết về những thuốc chống trầm cảm:
– Sau khi bắt đầu uống thuốc chống trầm cảm, ít hất từ 4 đến 8 tuần để thấy được tác dụng của thuốc.
– Không nên thôi uống thuốc đột ngột.
– Chúng ta có thể cần phải đổi sang một số thuốc chống trầm cảm khác theo đơn của bác sĩ.
– Thuốc có thể có những tác dụng phụ, nhưng tác dụng phụ thường giảm dần sau vài tuần điều trị.
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.