Bệnh phình động mạch não là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với những người đã bị mắc bệnh. Vậy những đối tượng nào thường sẽ mắc bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!
Yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phình động mạch não
Một số yếu tố có thể góp phần vào điểm yếu trong thành động mạch và làm tăng nguy cơ chứng phình động mạch não. Các yếu tố này góp phần bao gồm:
Cao tuổi.
Hút thuốc lá.
Tăng huyết áp.
Xơ cứng động mạch.
Lịch sử gia đình có chứng phình động mạch não, đặc biệt là thế hệ một, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em.
Lạm dụng thuốc, đặc biệt là việc sử dụng cocaine.
Chấn thương đầu.
Tiêu thụ rượu nhiều.
Một số bệnh nhiễm trùng máu.
Mức estrogen thấp sau khi mãn kinh.
Một số rối loạn lúc mới sinh được biết là làm tăng nguy cơ của chứng phình động mạch não. Chúng bao gồm:
Rối loạn di truyền mô liên kết, chẳng hạn như hội chứng Ehlers – Danlos làm suy yếu các mạch máu.
Bệnh thận đa nang, một rối loạn di truyền và thường làm tăng huyết áp.
Hẹp bất thường động mạch chủ, các mạch máu cung cấp máu giàu ôxy từ tim đến cơ thể.
Dị tật động tĩnh mạch não (AVM), kết nối bất thường giữa các động mạch và tĩnh mạch trong não làm gián đoạn dòng chảy bình thường của máu giữa chúng.
Chuẩn đoán khi bị phình động mạch não
Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chụp cắt lớp vi tính (CT) não – biện pháp chẩn đoán hình ảnh đầu tiên cho biết bệnh nhân bị nhồi máu hay chảy máu não. Chảy máu trong nhu mô não thường do tăng huyết áp hoặc dị dạng động tĩnh mạch não. Chảy máu dưới nhện thường do vỡ phình động mạch não.
Nếu không có CT hoặc CT không thấy chảy máu dưới nhện nhưng vẫn nghi ngờ có thể chọc ống sống thắt lưng. Dịch não tủy có máu không đông là dấu hiệu của chảy máu dưới nhện. Khi đã được chẩn đoán chảy máu dưới nhện, bệnh nhân cần được chuyển ngay đến bệnh viện trung ương có khả năng chụp mạch não số hóa xóa nền (DSA) và can thiệp mạch máu não càng sớm càng tốt.
Chụp DSA – tiêu chuẩn vàng để xác định phình động mạch não. Các Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh nhân, hình ảnh CT và DSA để quyết định phương pháp và thời điểm can thiệp điều trị triệt để.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.