Thứ Năm, 12/10/2023 | 11:49

Nhiễm Clostridium Difficile, thủ phạm chính gây ra bệnh đường ruột

Trong điều kiện thông thường, thuốc kháng sinh thường được dùng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm Clostridium Difficile gây ra bệnh đường ruột. Vậy nhiễm Clostridium Difficile là bệnh gì? Chúng gây ra những loại bệnh đường ruột nào?

Clostridium Difficile (còn được gọi là C. difficileicile hay C. difficile) là loại vi khuẩn gây tiêu chảy và viêm đại tràng. Một số người có sẵn vi khuẩn C. difficileicile trong đường ruột nhưng không bao giờ bị bệnh. Những triệu chứng thường xuất hiện trong 5 đến 10 ngày sau khi sử dụng kháng sinh. Đôi khi triệu chứng nhiễm Clostridium difficile xuất hiện rất sớm từ ngày đầu tiên sử dụng kháng sinh hay có khi đến 2 tháng sau mới xuất hiện.

Người ta ước tính nó gây ra gần nửa triệu ca nhiễm trùng ở Hoa Kỳ mỗi năm. Cứ 11 người trên 65 tuổi thì có một người được chẩn đoán nhiễm  C. difficile  sẽ chết trong vòng một tháng. Khoảng 1 trong 6 bệnh nhân mắc C. difficile sẽ mắc lại trong 2-8 tuần tiếp theo.

Những trường hợp có nguy cơ nhiễm C.diff :

Đường ruột chứa khoảng 100 triệu triệu vi khuẩn và khoảng 2000 loại. Phần lớn trong số đó bảo vệ bạn khỏi nhiễm những loại vi khuẩn có hại. Sau khi sử dụng, kháng sinh ngoại trừ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nó còn tác động lên một số loại vi khuẩn có lợi. Trong trường hợp không đủ lợi khuẩn, C. difficileicile có thể bùng phát nhanh chóng. Những người dưới đây có nguy cơ nhiễm vi khuẩn C. diff

•           Hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân ung thư hoặc bệnh nhân ghép tạng đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

•           Những người sử dụng những nhóm kháng sinh như: Fluoroquinolones, Cephalosporins, Penicillins, Clindamycin, thuốc ức chế proton dùng trong giảm tiết axit dạ dày cũng có thể tăng nguy cơ nhiễm C. difficileicile.

•           Đã từng nhiễm C. difficile hoặc đã phơi nhiễm với vi khuẩn.

•           Từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ cao gấp 10 lần trẻ em

•           Những người đã mắc bệnh nghiêm trọng hoặc vừa trải qua phẫu thuật

•           Phụ nữ thường dễ nhiễm C.difficile hơn nam giới.

•           Những người ở bệnh viện hoặc viện dưỡng lão.

C. difficile có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Hầu hết các trường hợp nhiễm C. difficile xảy ra khi đang dùng thuốc kháng sinh hoặc không lâu sau khi dùng thuốc kháng sinh xong.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn C. difficile

Các triệu chứng có thể phát triển trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh, cụ thể như:

•           Sốt.

•           Tiêu chảy.

•           Ăn mất ngon.

•           Buồn nôn.

•           Dạ dày yếu hoặc đau.

Nhiễm C. difficile có thể gây những biến chứng gì?

Mất nước

Tiêu chảy nhiều có thể dẫn đến rối loạn nước và điện giải. Tình trạng này có thể gây ra tụt huyết áp và rối loạn các chức năng của cơ thể.

Suy thận

Trong một số trường hợp, tình trạng mất nước diễn ra nhanh đến nỗi chức năng thận suy giảm nhanh chóng gây suy thận cấp.

Phình đại tràng nhiễm độc

Khi này đại tràng không thể thải khí và phân gây ra tình trạng giãn to. Phình đại tràng nhiễm độc hiếm khi xảy ra nhưng nếu không được điều trị, đại tràng có thể vỡ làm vi khuẩn tràn vào khoang bụng. Phình hay vỡ đại tràng cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp và có thể đe dọa tính mạng.

Thủng ruột

Biến chứng này cũng hiếm khi xảy ra. Thủng ruột thường do tổn thương nghiêm trọng niêm mạc ruột hay sau khi phình đại tràng nhiễm độc. Biến chứng thủng ruột khiến vi khuẩn tràn vào khoang bụng gây viêm phúc mạc.

Tử vong

Thậm chí nhiễm C. difficile mức độ nhẹ đến vừa cũng có thể diễn tiến nhanh chóng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Phải làm gì khi có triệu chứng?

Nếu gần đây đang dùng thuốc kháng sinh và có các triệu chứng của C. difficile thì nên đến gặp bác sỹ. Tiêu chảy xảy ra khá phổ biến khi đang sử dụng hoặc sau khi dùng thuốc kháng sinh, nhưng chỉ trong một số trường hợp, tiêu chảy đó là do C. difficile gây ra.

Nếu tiêu chảy nghiêm trọng, đừng trì hoãn việc gặp bác sỹ. Bác sỹ sẽ xem xét các triệu chứng và yêu cầu xét nghiệm mẫu phân. Nếu xét nghiệm dương tính thì sẽ dùng một loại kháng sinh cụ thể (ví dụ Vancomycin hoặc Fidaxomicin) trong ít nhất 10 ngày. Nếu đã dùng thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh nhiễm khuẩn khác, bác sỹ có thể yêu cầu người bệnh ngừng dùng thuốc nếu cho rằng làm như vậy là an toàn.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ hội chẩn, có thể quyết định tiếp nhận người bệnh vào bệnh viện, trong trường hợp đó họ sẽ áp dụng một số biện pháp phòng ngừa nhất định, chẳng hạn như mặc áo choàng và đeo găng tay, để ngăn ngừa sự lây lan của C. difficile cho chính họ và cho các bệnh nhân khác.

C. difficile có lây không?

Có. Để tránh lây lan C. difficile sang người khác, cần áp dụng một số biện pháp sau:

•           Rửa tay bằng xà phòng và nước mỗi khi đi vệ sinh và thường xuyên trước khi ăn.

•           Tắm bằng xà phòng.

•           Cố gắng sử dụng phòng tắm riêng nếu bị tiêu chảy.

Có thể bị nhiễm C. diff lại không?

Một số người bị nhiễm C. difficile nhiều lần. Cứ 6 người thì có một người bị nhiễm C. difficile sẽ bị nhiễm lại sau 2-8 tuần tiếp theo. Nếu bắt đầu có các triệu chứng trở lại, hãy đến gặp bác sỹ. Đối với những người bị nhiễm khuẩn lặp lại, các phương pháp điều trị tiên tiến, bao gồm cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân, đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ăn quá nhiều bắp cải gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe?

7 loại thực phẩm nên ăn trong đợt bệnh Crohn bùng phát

Viêm đường ruột: nguyên nhân và cách điều trị

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook