Năm 2005, dư luận xôn xao khi phát hiện ra bệnh xơ hóa cơ delta (teo cơ delta)….và càng lo ngại hơn khi cả nước có tới hàng nghìn người bị mắc căn bệnh này, đặc biệt là các em đang ở lứa tuổi học trò.
Nguy hiểm hơn, bệnh xơ hóa cơ delta khiến tay chân biến dạng… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.
Cho đến nay, việc đi tìm lời giải về nguyên nhân gây nên căn bệnh này vẫn gây nhiều tranh cãi…
Chúng tôi hi vọng những thông tin dưới đây đây sẽ giải đáp phần nào các câu hỏi vẫn đang còn bỏ ngỏ.
Thế nào gọi là teo cơ delta
Cơ delta là một cơ có hình dạng giống như một tam giác bao bọc khớp vai. Cơ này có chức năng giúp nâng cánh tay bên cơ thể.
Bệnh teo cơ delta hay xơ hóa cơ delta, như tên gọi, là một sự rối loạn cơ, với đặc tính chính là những sợi đai của cơ trong cơ delta bị xơ hóa, và ảnh hưởng đến cơ chế của các xương trong khu vực vai.
Hậu quả là phần xương bả vai nhô lên như có cánh, vùng giữa hai vai bị xệ xuống. Có khi xương sống bị vẹo. Xơ hóa cơ delta cũng liên quan đến xơ hóa cơ vùng mông và cơ phần chân.
Bệnh teo cơ delta (Ảnh minh họa)
Phương pháp chuẩn đoán bệnh teo cơ delta
– Chẩn đoán bệnh xơ hóa cơ delta phần lớn dựa vào triệu chứng lâm sàng như:
+ Không khép được cánh tay vào sát thân mình ở tư thế nghỉ.
+ Hai khuỷu tay khó hoặc không chạm vào nhau khi cánh tay đưa ra trước và trong tư thế khuỷu gấp.
+ Xương bả vai nhô cao và xoay ngoài; trường hợp nặng thấy tình trạng bán sai khớp vai, vai xuôi và có biến dạng vùng lưng ngực…
– Phương pháp chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang lồng ngực, siêu âm… cũng cho biết tình trạng bị xơ hóa cơ delta hay không.
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh phát hiện teo cơ delta (Ảnh minh họa)
Nguyên nhângây bệnh
– Các trường hợp xơ hóa cơ delta được xác định là liên quan đến sự thay đổi trong cơ delta sau khi tiêm thuốc.
– Tình trạng sử dụng nhiều loại thuốc như: Dramamine, Iron, Penicillin, Lincomycin, Pentazocine/Talwin, Hypodermoclyses, Streptomycin, Tetracycline, thuốc chống sốt rét…. cũng được xem là “thủ phạm” làm cho cơ bị xơ hóa.
– Do yếu tố di truyền và bẩm sinh…
Cách điều trị
– Hiện nay chưa có thuốc điều trị căn bệnh này.
– Can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) là giải pháp chính trong điều trị bệnh.
Tình trạng bệnh teo cơ delta tại Việt Nam
Tính đến năm 2006, đã có trên 2000 trường hợp trẻ em mắc bệnh xơ hóa cơ delta trên toàn quốc. Đây là một con số lớn, nói lên tình trạng trẻ em mắc bệnh đã tăng lên nhanh chóng.
– Teo cơ delta tập trung nhiều ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Bắc Ninh, Kon Tum và một số tỉnh khác.
Teo cơ delta do di truyền (Ảnh minh họa)
– Hiện tại, Bộ Y Tế đã thành lập hội đồng chuyên môn, nghiên cứu bệnh teo cơ delta và cách điều trị căn bệnh này.
Tình trạng bệnh teo cơ delta trên thế giới
Đài Loan:
Một báo cáo cho thấy bệnh teo cơ delta chỉ xảy ra trong khoảng 30% anh chị em trong gia đình.
Ấn Độ:
Khi nghiên cứu trên 17 bệnh nhân ở Calcutta cho thấy xơ hóa cơ delta có xu hướng tập trung vào dân tộc thiểu số và một số vùng, miền.
Kết quả nghiên cứu trên thế giới
Đài Loan
Xét nghiệm EMG phát hiện tình trạng bất bình thường của cơ bị ảnh hưởng (xơ hóa) và các cơ không ảnh hưởng.
Xét nghiệm bằng electromyelogram (EMG) cho thấy các cơ bị ảnh hưởng không có dấu hiệu còn hoạt động, nhưng các dây thần kinh vẫn hoạt động bình thường.
Các kết quả nghiên cứu trong quá khứ cho phép chúng ta suy luận rằng những cơ bị ảnh hưởng có thể đã có triệu chứng bất bình thường trước khi tiêm thuốc, và sau khi tiêm thuốc thì chúng trở nên dễ bị xơ hóa.
Các nhà nghiên cứu đề suất 3 cơ chế để giải thích về sự phát sinh của xơ hóa cơ delta như sau:
– Kim sử dụng cho tiêm thuốc hoặc chính độc tính của thuốc trực tiếp phá vỡ cơ.
– Thiếu máu cơ (myoischemia) do dung lượng thuốc tiêm, cộng với chứng phù, cơ bị, và mạch máu bị tổn thương (mô bị phù thường đẩy mạnh quá trình hoạt động tạo cơ và chất collagen).
– Các mô của cơ bị “ngăn hóa thành sợi” (fibrotic compartmentalization), dẫn đến nguyên nhân thiếu máu cơ và làm tổn thương đến các dây thần kinh. (Các dây thần kinh có thể bị đứt trong quá trình xơ hóa.)
Kết luận
Bệnh teo cơ delta đã xuất hiện ở Việt Nam được 8 năm. Hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm được loại thuốc nào đặc trị căn bệnh này. Vì vậy, bệnh nhân thường phải trọn phương pháp phẫu thuật, tỷ lệ thành công sau phẫu thuật là 95%.
Tuy nhiên, để các cơ hoạt động tốt trở lại, người bệnh cần tập luyện đều đặn, khoa học theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Tổng hợp
Chưa có bình luận.