Thứ Tư, 31/01/2018 | 10:00

Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị ung thư mắt cần có những lưu gì? Và người bị bệnh ung thư mắt nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Chế độ dinh dưỡng của người bị ung thư mắt

Trước điều trị

Bạn nên tập trung vào các thực phẩm lành mạnh trước khi bắt đầu điều trị. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Đây cũng là thời điểm tốt để lập kế hoạch cho những ngày bạn không muốn chế biến bất cứ thứ gì để ăn. Hãy dự trữ trong tủ lạnh những thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là những loại ít cần chế biến. Hạt dẻ, sữa chua, táo, rau, ngũ cốc nguyên hạt là một số lựa chọn mà bạn có thể dùng. Bạn cũng có thể cất vào ngăn đá một số món ăn ưa thích của mình.

Bạn cũng có thể nhờ một vài người bạn hoặc gia đình mang cho bạn thức ăn trong những ngày đầu điều trị.

Trong quá trình điều trị

Bạn có thể có những ngày cảm thấy rất hứng thú với đồ ăn nhưng lại có những khi không muốn ăn gì cả.

Vào những ngày có “tâm trạng” ăn uống, hãy ăn nhiều protein và năng lượng. Điều đó sẽ giữ cho cơ thể khỏe mạnh và giúp cải thiện những ảnh hưởng từ việc điều trị của bạn.

Những thực phẩm giàu protein bao gồm:

Thịt nạc, thịt gà, cá

Trứng

Đậu và các loại hạt

Người bị bệnh ung thư mắt nên và không nên ăn gì?  


Phô mai, sữa và sữa chua

Cố gắng tăng cường ăn rau củ quả. Bao gồm các loại rau có màu xanh đậm và vàng sẫm, và trái cây như cam và bưởi. Những thực phẩm có màu sắc sặc sỡ chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh.

Uống nhiều nước: bạn cần uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, cả nước lọc và nước hoa quả. Nó sẽ giúp bạn bổ sung vitamin và tránh mất nước.

Điều quan trọng là bạn không nên ăn thịt, cá, gia cầm sống hoặc không được nấu chín kĩ, các đồ ăn và thức uống không tiệt trùng.

Ăn bất cứ khi nào bạn cảm thấy đói. Bạn có thể uống những thức uống giàu dinh dưỡng trong những ngày bạn không muốn ăn và chia thành 5-6 bữa nhỏ thay vì 2-3 bữa lớn trong ngày.

Bạn cũng nên ăn những đồ ăn nhẹ như sữa chua, ngũ cốc, phomai và báng quy hoặc súp. Nếu bạn đang điều trị hóa trị, bạn nên ăn các bữa ăn nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ để hạn chế buồn nôn.

Bệnh nhân ung thư không được ăn thịt màu đỏ

Bà Chu Thị Thúy Ngà trú tại Hoàng Mai, Hà Nội đã điều trị bệnh ung thư vú từ 4 năm trước. Bà cho biết, bà vẫn đang sử dụng thịt bò như một món ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên gần đây con gái bà Ngà khuyên mẹ không nên ăn nhiều thị bò và thịt lợn, thịt trâu. Bà gọi xin tư vấn bác sĩ. Tuy nhiên, người thì bảo ăn được người bảo không nên ăn.

Khác với suy nghĩ của bà Ngà, ông Trương Quốc Chính trú tại Tân Mai, Hà Nội tâm sự, ông cũng từng điều trị ung thư tuyến tiền liệt 2 năm trước. Từ đó đến nay ông tuyệt đối không sử dụng các loại thịt bò, thịt lợn, chó, trâu. Ông Chính bảo các loại thực phẩm từ động vật bốn chân nên bỏ, nhờ chế độ ăn khoa học nên sau phẫu thuật ông thấy mình khỏe mạnh, khối u không phát triển lại.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Phạm Đình Tuần, phòng khám ung thư Trung tâm Y tế lao động Thái Hà cho biết, đối với bệnh nhân ung thư cần cân đối các nguồn thực phẩm theo tỷ lệ 30% thuộc về các loại hạt; 30% thức ăn từ các loại củ; 20% từ các loại rau, quả ; 10% từ đạm động vật như cá, tôm, cá hồi, cá quả, bào ngư, sò huyết, hải sâm, yến…10% còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác như tảo biển, tảo nâu (Fucoidan), phiêu sinh vật biển (Phytoplankton )….

Nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy thịt đỏ có thể gây ra một số bệnh như ung thư trực tràng, ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và ung thư phổi. Nghiên cứu này giúp giải thích mối liên hệ của việc ăn thịt đỏ với các bệnh tiến triển nặng do tình trạng viêm nhiễm mạn tính như: đái tháo đường týp 2 và xơ vữa động mạch.

Mới đây nhất các nhà khoa học ĐH California (Mỹ) đã phát hiện một loại đường có trong thịt đỏ (Neu5Gc) góp phần làm tăng khả năng phát triển khối u. Nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm Neu5Gc trên chuột. Kết quả cho thấy, chuột sử dụng Neu5Gc có khối u hình thành nhiều hơn gấp 5 lần so với chuột được nuôi không có loại đường này.

Phòng ung thư từ đồ ăn

Bác sĩ Tuần lo lắng vì thực tế có các vụ tẩy trắng bún, làm tươi thịt, nước mía siêu bẩn, trà chanh chế biến từ hóa chất… nên chú ý các dinh dưỡng chế biến sẵn có sử dụng chất bảo quản, chất chống thiu, chống mốc, chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, đường hóa học đều không tốt cho người ung thư.

Hạn chế ăn các loại bột dinh dưỡng không rõ nguồn gốc có thể từ các loại thực phẩm biến đổi gen. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng gây bệnh của chúng.

Không nên ăn rau cần, rau muống được trồng trong môi trường sông ngòi nhiễm bẩn, nhiễm các kim loại nặng như chì, asen … Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ.

Cần từ bỏ các chất caffeine như cà phê, trà và sô cô la. Trà xanh chứa chất chống ung thư và là một lựa chọn tốt. Hãy uống và chế biến thức ăn từ nước lọc để loại bỏ một phần các kim nặng như sắt,asen, thủy ngân, chì ,amiang …độc hại vượt ngưỡng cho phép có trong nước nhiễm bẩn.

Ngoài ra, điều cần lưu giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm không chỉ phụ thuộc vào chủng loại mà còn phụ thuộc cả vào cách trồng trọt chăn nuôi, quá trình chế biến và bảo quản chúng. Cần giữ cho thực phẩm an toàn khi chế biến, dự trữ và ăn uống.

Hàng chục năm nay các nhà dinh dưỡng đã đưa I ốt vào muối ăn để giúp cơ thể phòng bệnh bướu giáp và chống lại các phóng xạ, nhưng thực tế khâu bảo quản và chế biến thực phẩm cũng làm cho I ốt bốc hơi. Ngoài ra Clor, Flor trong nước cũng đẩy bớt I ốt ra khỏi cơ thể. Người Việt với thói quen nấu nướng đang loại bỏ dần các chất I ốt ra khỏi bữa ăn hàng ngày, bác sĩ Tuần cho biết.

{credit}
Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook