Thứ Bảy, 18/06/2016 | 10:31

Tại nước ta, mối quan tâm chuyện yêu với những bệnh nhân có bệnh tim ít khi được đề cập. Nhiều bệnh nhân ngại ngùng khi đưa ra các câu hỏi liên chuyện yêu với bác sĩ. Trong khi đó, sức khỏe ‘để yêu’ rất quan trọng trong cuộc sống với bệnh nhân tim mạch và vợ hoặc chồng của họ.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, việc không đề cập đến và không điều trị các vấn đề về ‘sức khỏe để yêu’ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục bệnh lý của bệnh nhân, ảnh hưởng đến cảm xúc và mối quan hệ tình cảm giữa vợ chồng của bệnh nhân. Những hiểu biết về ‘sức khỏe để yêu’ sẽ giúp cuộc sống của những bệnh nhân tim mạch tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn. Khoảng 60-90% người bệnh suy tim có vấn đề về “yêu”. Suy tim làm giảm tần xuất quan hệ, ít hài lòng hơn khi quan hệ. Nam giới có bệnh lý tim mạch thường giảm ham muốn, khó khăn để đạt, duy trì được tình trạng cương.

Ngoài ảnh hưởng bệnh lý do gây nên, một số thuốc điều trị cũng làm ảnh hưởng đến khả năng “yêu” ở nam giới. Trong bài này chúng tôi đề cập đến những vấn đề gặp phải trong vấn đề”yêu” ở bệnh nhân tim mạch, chiến lược nhận biết và cải thiện khả năng “yêu” ở bệnh nhân tim mạch và những thắc mắc cần được giải đáp.

Các nhân tố ảnh hưởng lên khả năng “yêu” ở bệnh nhân tim mạch

Bệnh này làm thay đổi tuần hoàn đến cơ thể, khiến cung cấp máu ít hơn ở những vùng xa cơ thể, trong đó có cơ quan sinh dục. Giảm dòng máu đến cơ quan này sẽ làm suy chức năng cương ở nam giới và khó đạt khoái cảm ở phụ nữ. Các triệu chứng của bệnh lý tim mạch như đau ngực, khó thở và mệt cũng làm ảnh hưởng đến khả năng “yêu”.

Một số các bệnh lý mạn tính phối hợp cũng góp phần làm gia tăng suy giảm khả năng “yêu” (như đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính…).

Tác dụng phụ của một số thuốc cũng góp phần làm giảm khả năng yêu.

Một số các nhân tố khác cũng góp phần như căng thẳng sau bệnh lý tim mạch, lo lắng rằng “yêu” sẽ ảnh hưởng bệnh tim.

Một số thói quen xấu như hút thuốc lá, ngủ thiếu giấc, lạm dụng rượu, ít hoạt động thể lực cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục.

Các chiến lược cải thiện chuyện yêu

Hãy trao đổi với bác sĩ:

Trong thực hành, chúng tôi thấy rất ít bệnh nhân dám trao đổi với thầy thuốc về các vấn đề quan hệ. Hãy mạnh dạn trao đổi với thầy thuốc về các vấn đề. Thầy thuốc có thể giúp các bạn, hướng dẫn hoạt động  thế nào cho đúng đắn, an toàn sẽ giúp bạn loại các băn khoăn, lo lắng.

Trao đổi với vợ hoặc chồng:

Nhiều bệnh nhân lo lắng, căng thẳng khi bắt đầu quan hệ trở lại sau khi có các biến cố tim mạch. Với các bệnh nhân tim mạch nên trao đổi cởi mở với vợ hoặc chồng là cách tốt nhất để bắt đầu lại. Cùng hiểu biết sẽ giúp hai người có sự phối hợp. Nên bắt đầu từ từ khi bắt đầu trở lại. Cố gắng dành thời gian nhiều hơn cho vợ hoặc chồng. Cố gắng tạo những cảm giác lãng mạn để tạo cảm xúc nhiều hơn. Có thể từ từ và bằng các động tác chậm và nhẹ nhàng.

Các câu hỏi thường gặp và câu trả lời với bệnh nhân tim mạch

Hoạt động yêu có an toàn ở bệnh nhân tim mạch không?

Với hầu hết bệnh nhân tim mạch vẫn có quan hệ vợ chồng an toàn. Nó tương đương với hoạt động thể lực mức độ trung bình (tương đương với leo bộ 2 tầng gác hoặc đi bộ nhanh). Những bệnh nhân có bệnh tim nặng nên trao đổi với bác sĩ trước khi có thể “yêu” trở lại.

Bệnh nhân tim mạch có nguy cơ gì khi “yêu”?

Nguy cơ biến cố tim mạch xảy ra khi “yêu” là rất thấp. Dưới 1% bệnh nhân có nhồi máu cơ tim khi đang yêu.

Có tư thế nào hay kỹ thuật nào nên tránh nguy cơ khi yêu?

Câu trả lời là không. Tuy nhiên, các tư thế phải phụ thuộc vào khả năng gắng sức và những giới hạn. Nếu bạn thấy mệt nhiều, khó thở hoặc có đau ngực nên dừng động tác đó lại. Nên có những động tác nhẹ nhàng hơn. Một số trường hợp có thể dùng gối để nâng cao đầu có thể giúp ích cho bạn.

Tim hoạt động như thế nào là bình thường khi “yêu”?

Tần số tim, huyết áp, nhịp thở tăng nhẹ khi yêu. Ví dụ khi đạt đỉnh, tần số tim có thể tăng lên 105-125 chu kỳ/phút. Điều này là bình thường, nó trong ngưỡng an toàn.

TS. BS. PhạmTổng Thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook