Thứ Ba, 02/01/2018 | 07:06

Thay vì để đến khi bệnh có những biến chứng bất thường mới đi điều trị thì khi phát hiện ra mình bị phình động mạch não, người bệnh cần phải làm gì?

Phình động mạch não – một bệnh lý nguy hiểm

Khi phình mạch vỡ ra sẽ gây chảy máu vào khoang dưới nhện chứa dịch não tủy bao quanh tổ chức não gây chảy máu dưới nhện. Chảy máu dưới nhện là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các nhóm bệnh đột quỵ não.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Trước đây người ta cho rằng phình động mạch não là do bẩm sinh, nhưng ngày nay người ta đã chứng minh phình động mạch não là do tổn thương vi mô của thành động mạch, do dòng chảy bất thường ở vị trí phân chia của các động mạch. Tăng huyết áp, uống nhiều rượu, hút thuốc lá và một số nguyên nhân khác như nấm ký sinh, nhiễm khuẩn, chấn thương, nghiện ma tuý đặc biệt Cocain gây viêm dẫn tới phình mạch.

Tỷ lệ mắc bệnh

Nên làm gì khi phát hiện mình bị phình động mạch não?  


Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1% – 2% dân số. Trong số đó ≈ 1% bị vỡ gây đột quỵ não. Nguy cơ vỡ tăng dần theo thời gian: 0,2 % trong 5 năm đầu tiên, 0,6% trong khoảng 5-10 năm, và 1,3% sau 10 năm.

Cần phải làm gì khi phát hiện mình mắc bệnh phình động mạch não?

Phình động mạch vỡ là trường hợp cấp cứu y tế. Gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu bạn đã được chẩn đoán có phình mạch vỡ, hãy phối hợp chặt chẽ với bác sĩ. Tùy thuộc vào kích cỡ và vị trí của nó, bạn có thể cần kiểm tra định kỳ để theo dõi bất kỳ thay đổi nào của phình mạch.

Một số phình mạch có thể cần phẫu thuật để củng cố thành động mạch với stent. Trong trường hợp phình mạch có dạng hình túi, có thể làm thủ thuật cuộn thắt để đóng túi phình.

Để giảm nguy cơ phình mạch, thực hiện các bước sau để thúc đẩy mạch máu khỏe mạnh:

Kiểm soát huyết áp cao

Ăn uống lành mạnh

Hoạt động thể dục thường xuyên

Bỏ hút thuốc

Quản lý được căng thẳng, lo âu

{credit}
Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook