Thứ Bảy, 10/02/2018 | 07:00

Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh viêm tim do vi-rút Coxsackie thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về bệnh viêm tim do vi-rút Coxsackie

Viêm cơ tim cấp là tình trạng viêm, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim gây nên do nhiễm trùng, do bệnh mô liên kết, do nhiễm độc hoặc không rõ nguyên nhân. Các quá trình bệnh lý này ảnh hưởng đến cơ tim kèm hoặc không kèm theo triệu chứng toàn thân. Những biểu hiện thường gặp nhất là suy tim, tuy nhiên đôi khi rối loạn nhịp hoặc đột tử là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Nhiễm virus là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm cơ tim.

Nguyên nhân và dịch tễ

Tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tim cấp không được biết rõ do có nhiều trường hợp viêm cơ tim nhẹ tự khỏi nên người bệnh và gia đình không nhận thấy. Viêm cơ tim cấp do virus thường xảy ra rải rác, tuy nhiên đôi khi cũng xảy thành dịch. Ở trẻ bú mẹ, viêm cơ tim cấp do virus thường biểu hiện bằng viêm cơ tim cấp tính và rất trầm trọng. Ở trẻ nhỏ (2 đến 5 tuổi) bệnh cũng thường khởi đầu bằng viêm cơ tim cấp nhưng ít nặng nề hơn. Ở trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, bệnh thường không có triệu chứng và trẻ thường đến phòng khám khi đã có biểu hiện bệnh cơ tim giãn, thường là hậu quả của viêm cơ tim virus tiềm tàng trước đó. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất của viêm cơ tim là adenovirus và Coxsackie virus B cùng nhiều loại virus khác nữa

– Adenovirus

Adenovirus là một trong những virus phổ biến nhất gây bệnh viêm cơ tim cấp ở cả trẻ em và người lớn. Virus này cũng thường gây nên các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đôi khi gây viêm bàng quang và nhiễm trùng tiêu hóa. Adenovirus chủ yếu lây qua đường hô hấp khi người lành tiếp xúc với dịch tiết từ mũi và họng của người bệnh.

Nên làm gì khi bị bệnh viêm tim do vi-rút Coxsackie?  


– Cytomegalovirus (CMV)

Nhóm virus này bao gồm các virus herpes simplex, virus varicella-zoster (gây bệnh thủy đậu và zona), và virus Epstein-Barr (gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn). Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cứ 100 người thì có khoảng từ 50-80 người từng bị nhiễm CMV cho tới khi 40 tuổi. Có tới 90% người trưởng thành đã từng bị nhiễm virus Epstein-Barr.

Thông thường các CMV có thể tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động và vô hại, tuy nhiên đôi khi chúng có thể gây nhiễm trùng các cơ quan, bao gồm cả viêm cơ tim. Những virus này lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch thể của người bệnh. Ngoài ra, chúng cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai.

– Coxsackievirus B

Virus này là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm cơ tim cấp do virus, chiếm khoảng một nửa các ca bệnh viêm cơ tim cấp tại Mỹ. Coxsackievirus B có thể gây bệnh cúm hay tấn công vào tim, gây nhiễm trùng kéo dài khoảng 2 – 10 ngày. Các triệu chứng trên tim có thể diễn ra trong khoảng 2 tuần, bao gồm: sốt, mệt mỏi và đau ngực. Bệnh thường không gây tử vong nhưng có thể để lại hậu quả là cơ tim bị tổn thương vĩnh viễn, đặc biệt nếu bệnh đã tái phát lại lần thứ hai. Virus này lây truyền qua phân, do vậy một trong những biện phòng phòng tránh nhiễm virus hiệu quả nhất đó là luôn rửa tay sạch sẽ và cải thiện những thói quen vệ sinh hàng ngày.

Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị viêm tim do vi-rút Coxsackie

Khi có các dấu hiệu của bệnh viêm cơ tim thì các bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị theo lộ trình cho phù hợp:

Chẩn đoán bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie

– Chẩn đoán xác định:

Phân lập vi-rút từ nước súc họng, mẫu phân, phết mũi họng

Tăng hiệu giá kháng thể đặc hiệu

– Chẩn đoán phân biệt: Khác với bệnh tay chân miệng, viêm họng do vi-rút Coxsackie không có viêm nướu.

– Xét nghiệm

Loại mẫu bệnh phẩm: nước súc họng (trong vài ngày đầu), mẫu phân (trong vài tuần đầu). Trong viêm tim, vi-rút Coxsackie nhóm B có thể tìm thấy trong dịch màng tim và mô cơ tim. 

{credit}
Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook