Thứ Hai, 22/01/2018 | 07:10

Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu não thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Một số yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ mạch máu

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ  mạch máu, dưới đây là một số yêu tố phổ biến:

Yếu tố lớn tuổi: Tuổi tác là nguy cơ lớn nhất va không có gì thay đổi được. Sa sút trí tuệ mạch máu thường hiếm gặp trước tuổi 65 nhưng lại gặp nhiều ở tuổi 70 và số lượng tăng hơn ở tuổi 80 và 90.

Yếu tố lịch sử đột quỵ: Nếu đã có lịch sử bị đột quỵ thì nguy cơ bị sa sút trí tuệ mạch máu sẽ cao hơn bình thường

Yếu tố xơ vữa động mạch: Khi các mảng bám tích tụ trong động mạch gây nên tình trạng xơ vữa đồng thời làm hẹp các mạch máu dẫn đến tăng nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu.

Yếu tố huyết áp: Huyết áp tăng gây áp lực lên các mạch máu bao gồm cả mạch máu não dẫn đến nguy cơ sa sút trí tuệ

Yếu tố bệnh tiểu đường: Mắc bệnh tiểu đường thì nồng độ glucose trong máu sẽ cao ảnh hưởng xấu tới các mạch máu trong cơ thể, tăng nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ mạch máu.

Yếu tố khói thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, một trong những yếu tố nguy hiểm dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu.

Nên làm gì khi bị bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu não?  


Yếu tố cholesterol: Hàm lượng cholesterol xấu tăng cao làm hẹp động mạch là nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu

Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị sa sút trí tuệ do mạch máu não

Sa sút trí tuệ phân thành những nhóm nào?

Những nhóm phổ biến nhất bao gồm:

Bệnh Alzheimer– Bệnh alzheimer là nguyên nhân chủ yếu gây sa sút trí tuệ. Ở rối loạn này, các tế bào thần kinh chết dần dần trong một khoảng thời gian dài.

Mất trí do vấn đề về mạch – Xảy ra khi một phần của não không được cung cấp đủ máu. Xảy ra có thể do những mạch máu não bị hẹp tắc hay có cục máu đông. Mất trí do vấn đề mạch máu thường gặp ở những bệnh nhân bị đột quỵ hay nhwungx người có nguy cơ đột quỵ

Bệnh lý Parkinson– Parkinson là rối loạn chức năng não ảnh hưởng tới vận động. Bệnh lý này khiến bệnh nhân run, co cứng và lờ đờ. Khi bệnh nặng lên sẽ gây ra mất trí.

Những nguyên nhân khác gây ra sa sút trí tuệ – Do tổn thương não. Chấn thương ở vùng đầu cũng có thể gây ra mất trí.

Tôi cần phải làm những kiểm tra nào?

Bác sĩ sẽ quyết định bạn cần phải làm những bài kiểm tra nào dựa trên tình hình cụ thể của bạn. Nhiều người có dấu hiệu của mất trí nhưng lại không cần chụp não. Ví những bài kiểm tra thông thương nhất là xem cách bệnh nhân trả lời các câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ như thế nào. Tuy nhiên, bác sĩ thường sẽ yêu cầu bạn phải chụp não (cộng hưởng từ hay cắt lớp vi tính) để chắc chắn rằng liệu những biểu hiện đó có gây ra các vấn đề liên quan tới sa sút trí tuệ hay không.

Điều trị sa sút trí tuệ bằng cách nào?

Điều này phụ thuộc vào loại sa sút trí tuệ mà bạn mắc phải. Nếu bị bệnh Alzheimer thì một số loại thuốc có thể cỉa thiện tình hình. Nếu bị mất trí do vấn đề về mạch, bác sĩ sẽ tập trung vào việc giữ huyết áp là lượng cholesterol trong máu ở ngưỡng bình thường. Lam như vậy sẽ giuos tránh những tổn thương não trong tương lai. Đáng tiếc rằng, không co một phương pháp điều trị nào tối ưu cho các loại sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể làm giảm một số triệu chứng của bệnh như căng thẳng và lo lắng.

Tôi có thể làm gì cho bản thân?

Nếu bạn bị sa sút trí tuệ và không thể nhân thức được mức độ bệnh tình ảnh hưởng tới bản thân. Hãy tin tưởng vào gia đình và bạn bè khi họ cho rằng bạn không an toàn khi tự lái xe hay nấu nướng hay làm bất kì việc gì có thể gây nguy hiểm.

Một điều cần lưu ý nữa là nhưng bệnh nhân sa sút trí tuệ thường bị ngã và tự gây nguy hiểm cho bản thân. Để giảm bớt nguy cơ ngã, người nhà bệnh nhân cần lưu ý: dùng thảm chống trượt, loại bỏ tất cả các loại dây xung quanh nhà kể cả dây điện khỏi vòng tay bênh nhân. Bệnh nhân cần được sử dụng giày chắc chắn, chống trượt. Cung cấp đủ ánh sáng xung quanh nhà và đường đi.

{credit}
Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook