Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh quai bị thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân bệnh quai bị
Như đã nói ở trên thì nguyên nhân xuất phát bệnh quai bị là do virus thuộc nhóm Paramyxovirus. Đây là loại virus có tốc độ lây nhiễm rất nhanh, chỉ cần một người nhiễm bệnh thì khả năng những người xung quanh bị lây lan rất cao. Cụ thể, những con đường lây nhiễm của bệnh:
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Do người bệnh ho, hắt hơi, virus sẽ lan truyền trong môi trường không khí.
Ăn uống chung với người mắc bệnh.
Dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo,… với người bệnh.
Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ em nhưng không có nghĩa là người lớn không mắc bệnh, tuy nhiên tỉ lệ người lớn mắc bệnh quai bị không cao.
Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị quai bị?
Thực hiện vệ sinh môi trường sống, làm thông thoáng nhà ở, tận dụng ánh sáng mặt trời. Dùng đèn cực tím hoặc phun ULV, xông hơi nóng Formalin cho những không gian kín để tránh bệnh quai bị.
– Phát hiện sớm bệnh nhân tại cộng đồng, tổ chức cách ly và điều trị kịp thời.
– Không cho bệnh nhân tới trường học, nơi làm việc hay những nơi công cộng trong vòng 7 – 9 ngày kể từ khi phát bệnh. Hạn chế bệnh nhân vận động nhiều, tránh tiếp xúc nhiều với nhiều người, nghỉ ngơi tại chỗ.
– Giảm đau tại chỗ bằng giúp vùng má bị sưng được ấm lên. Chất thải mũi họng và đồ dùng cá nhân, dụng cụ y tế có liên quan phải được khử khuẩn bằng dung dịch Cloramin 2% hoặc các chất khử khuẩn khác tại bệnh viện.
– Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.
– Chống khô miệng bắng cách súc miệng thường xuyên bằng nước muối hoặc thuốc được kê từ quầy thuốc. Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.
– Chú ý vệ sinh, tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh. Để tránh nhiễm độc, không được bôi hoặc đắp lá trầu nhai, vôi vào vùng da sưng do quai bị.
– Quản lý người có khả năng mang mầm bệnh, bằng cách lập danh sách, theo dõi sức khỏe để kịp thời để phát hiện những trường hợp bệnh mới, hạn chế. Thời gian theo dõi và quản lý khoảng hai tuần, có thể kéo dài 21 ngày.
– Khi người bệnh bị sốt cần hạ nhiệt cho người bệnh bằng khăn ấm không sử dụng khăn lạnh để lau người. Có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt, giảm đau cần tham khảo ý kiến thấy thuốc trước khi sư dụng.
Người bệnh phải nghỉ ngơi ở nhà, không đi làm, không đi học. Không tiếp xúc với người bệnh trong khoảng 10 ngày tính từ ngày người bệnh bị sưng má do virut quai bị gây nên.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang.
Vệ sinh cá nhân và nhà cửa:
+ Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, nĩa, ly, chén, đĩa v.v…)
+ Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch các đồ chơi của trẻ.
+ Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng trong ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
+ Che miệng khi ho, khi hắt hơi, sau đó phải rửa tay ngay bằng xà phòng.
+ Thực hiện tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh chủ động.Chích ngừa quai bị khi nào và ở đâu?
Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc-xin phòng bệnh quai bị thường kết hợp với phòng sởi và Rubella (Trimovax, MMR).
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.