Thứ Ba, 02/01/2018 | 04:58

Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh polyp mũi thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị Polyp mũi xoang

Nên làm gì khi bị bệnh polyp mũi?  


Khi có dấu hiệu bị Polyp mũi xoang cần đến ngay các cơ sở ý tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Quá trình điều trị có lúc cần phải kết hợp 3 phương pháp sau thì mới có kết quả

Điều trị bằng thuốc

Khi xác định những khối polyp mũi ít và có kích thước nhỏ bác sĩ sẽ cho điều trị bằng thuốc. Bao gồm các thành phần: corticosteriod, flunisolide, triamcinolone, mometasone,… Thuốc không có khả năng làm các polyp biến mất mà chỉ làm teo nhỏ. Đồng thời giúp thông mũi tốt hơn

Thuốc thường được dùng dưới dạng xịt. Thường có những tác dụng phụ như: đau rát họng, viêm họng, chảy máu mũi hay đau đầu.

Cần nhấn mạnh là việc điều trị bằng thuốc chỉ có tác khi bệnh nhẹ. Đồng thời cách làm này không điều trị bệnh một cách triệt để.

Điều trị bằng phẫu thuật

Đối với những trường hợp những khối polyp có kích thước lớn, ảnh hưởng đến đường thở thì cần phải tiến hành phẫu thuật.

Sau khi tiến hành các bước kiểm tra bác sĩ sẽ tiến hành phẩu thuật bằng biện pháp nội soi. Những bước tiến hành sẽ mở xoang bị viêm nhiễm và cắt nhỏ những khối u nhú polyp.

Biện pháp này có ưu và nhược:

Ưu điểm: tiến hành nhanh gọn, không gây quá nhiều đau đớn cho bệnh nhân

Nhược điểm: chứa đựng nhiều rủi ro: mũi bị chảy máu, cấu trúc mũi xoang bị thay đổi. Đồng thời bệnh có khả năng tái phát.

Chăm sóc và phòng ngừa

Bệnh nhân đồng thời phải áp dụng những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa:

Có chế độ ăn uống hợp lý nhằm tăng cường sức khỏe

Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.

Bảo vệ mũi khỏi tác nhân khói bụi và ô nhiễm môi trường.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh polyp mũi?

Mục tiêu điều trị đầu tiên cho polyp mũi là giảm kích thước hoặc loại bỏ chúng. Để đạt được mục tiêu này, dùng thuốc là biện pháp đầu tiên. Thuốc điều trị có thể bao gồm:

Corticosteroid dạng hít mũi: giảm viêm, bao gồm fluticasone (Flonase®, Veramyst®), budesonide (Rhinocort®), flunisolide, mometasone (Nasonex®), triamcinolone (Nasacort AQ®), beclomethasone (Qnasl®, Beconase AQ®) và ciclesonide (Omnaris®, Zetonna®);

Corticosteroid đường uống và tiêm. Trong trường hợp corticosteroid mũi tại chỗ không hiệu quả hoặc polyp mũi trở nên nghiêm trọng hơn;

Các thuốc khác: điều trị các nguyên nhân góp phần vào tình trạng viêm mạn tính trong xoang hoặc đường mũi, bao gồm thuốc kháng histamine để điều trị dị ứng, thuốc kháng sinh để điều trị một hoặc định kỳ nhiễm trùng mạn tính hoặc tái phát.

Phẫu thuật đôi khi có thể cần thiết khi thuốc không thể điều trị. Tuy nhiên, đôi khi polyp mũi có xu hướng tái phát. 

{credit}
Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook