Thứ Năm, 01/02/2018 | 08:30

Tết về nào là ăn uống dồn một lúc, chúc tụng dồn một lúc, thăm nhau dồn một lúc, lo toan dồn một lúc… Đặc biệt, tiêu tiền dồn một lúc, mua sắm, sửa soạn… cái gì cũng động đến tiền.

Để tiết kiệm lúc này thật là khó nhưng không phải không có cách, một vài cách cơ bản sau sẽ giúp bạn tỉnh táo trong chi tiêu:

Một vài cách đơn giản tiết kiệm chi tiêu dịp Tết

Ảnh minh họa

Chỉ tiêu khi cần thiết< ?xml:namespace prefix="o" />

Điều này có nghĩa là trước khi quyết định chi tiêu một món tiền dù lớn hay nhỏ, bạn cần xác định xem nhu cầu của bạn có thực sự cần đến món đó không rồi hãy nghĩ đến chuyện bỏ tiền ra để mua.

Sẽ thật là sai lầm khi chỉ vì bị “hút hồn” trước một món hàng cực kỳ bắt mắt hoặc đang trong kỳ giảm giá nhưng không nằm trong nhu cầu sử dụng của mình mà bạn lại dốc túi ra mua. Đây là một trong những sai lầm phổ biến của không ít bà nội trợ và cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho kế hoạch chi tiêu của bạn dễ bị đổ bể nhất.

Lên danh sách trước khi shopping

Chắc hẳn bạn đã từng tự hỏi: Vì cớ gì mà mỗi khi đặt chân vào trung tâm mua sắm, bạn đều phải mua mua bán bán? Tình cảnh đó của bạn cũng là tình cảnh chung của đa số phụ nữ. Vì từ bố cục gian hàng, cách bày trí sản phẩm, độ sáng của đèn… ở các trung tâm mua sắm đều được các chuyên gia bán lẻ tính toán kỹ lưỡng với ý đồ duy nhất: thúc giục bạn móc tiền mua hàng mà thôi. Vì thế, nếu không lên danh sách các món hàng mình muốn mua từ trước đó thì bạn rất dễ mua nhiều hơn dự định, điều này đồng nghĩa rằng số tiền bạn bỏ ra sẽ không phải là nhỏ,

Lời khuyên dành cho các bà nội trợ là trước khi đi mua sắm nên dành ít phút để liệt kê danh sách những sản phẩm, mặt hàng cần mua và khi đến những nơi mua sắm thì chỉ nên mua và lựa chọn đúng những mặt hàng ấy. Đây là một mẹo nhỏ giúp bạn kiểm soát việc chi tiêu được hiệu quả hơn.

Tỉnh táo” trước các model quần áo mới

Theo kết quả từ một cuộc khảo sát thì shopping và mua sắm quần áo là sở thích hàng đầu của các chị em phụ nữ, và đây cũng là thú vui tiêu khiển ngốn nhiều tiền nhất của chị em phụ nữ.

Tuy nhiên, trước khi quyết định bỏ tiền ra mua một bộ cánh mới, bạn cần cân nhắc xem bộ cánh đó có hợp với mình không và số tiền bạn đang có có thể giúp bạn “sở hữu” bộ quần áo đó không? Đừng nên chạy theo mốt mới khi khoác lên mình những bộ quần áo mới không hợp với phong cách, cá tính của bạn, điều đó sẽ trở nên vô cùng kệch cỡm.

Đối với không ít chị em, mua sắm không chỉ đơn thuần là sở thích là thú vui mà thậm chí nó còn trở thành chứng bệnh, chứng bệnh này gọi là chứng bệnh nghiện mua sắm. Người mắc chứng bệnh nghiện mua sắm thì dù lúc buồn, vui hay bất cứ nơi đâu trong trạng thái tâm lý thế nào cũng đều nghĩ đến mua sắm.

Người mắc chứng nghiện mua sắm thường tiêu xài một khoản tiền không hề nhỏ vào việc mua sắm thường xuyên bị “cháy túi” chỉ vì những lần mua sắm vô độ và khi bỏ ra những số tiền lớn ấy họ cũng không phải bận tâm hoặc toan tính quá nhiều chỉ bởi một điều đơn giản rằng nó làm bạn cảm thấy thỏa mãn, hài lòng với chính mình với cuộc sống này.

Chứng bệnh nghiện mua sắm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bởi các liệu pháp tâm lý do các bác sĩ chuyên khoa tiến hành.

Lập quỹ

Bạn khó có thể lường trước những biến cố có thể xảy ra trong cuộc sống, tuy tiền không phải là tất cả nhưng nó là công cụ của cuộc sống, trong một “tai nạn” nào đó hoặc một việc cần dùng đến một sô tiền khá lớn vậy bạn sẽ lấy đâu ra tiền để trang trải cho nó?

Chính vì thế, ngay từ lúc này bạn nghĩ đến việc lập quỹ hàng tháng, hãy dành dụm một số tiền nhất định để đề phòng những tình huống dở tệ nhất có thể xảy ra trong cuộc sống.

Cân đối chi tiêu hằng tháng

Bạn hãy tạo cho mình thói quen tốt bằng cách mỗi tháng bạn nên dùng một quyển sổ để ghi ra mức lương mà bạn có trong tháng đó. Bạn dự định sẽ tiêu hết bao nhiêu? Và khoản dành dụm được của bạn sẽ là chừng nào?

Trên cơ sở đó bạn hãy luôn nhớ những định mức mình đã đặt ra và hãy chi tiêu đúng theo những con số đã định.

Ngoài ra, bạn nên có một cuốn sổ nhật ký chi tiêu để ghi lại chi tiết những khoản chi trong ngày, trong tuần và trong tháng. Đến cuối tháng bạn nên tổng kết lại để biết được số tiền mình đã chi tiêu và số tiền bạn có thể dành dụm được.

Hãy tiết kiệm nếu có thể

Trong những trường hợp bạn có thể tiết kiệm được thì hãy nên tiết kiệm, ví như xuất phát từ những thói quen rất đơn giản như hãy chuẩn bị sẵn tất cả các nguyên liệu để nấu món ăn trước khi bật bếp gas, vì việc bật tắt bếp gas liên tục sẽ khiến bếp nhanh bị hư và còn rất tốn gas nữa.

Hoặc khi đi ra ngoài thì hãy kiểm tra lại một lần các thiết bị điện, và hãy chắc chắn rằng không còn bóng điện hay chiếc quạt điện nào còn hoạt động.

Hay đừng nên mua quá nhiều thực phẩm dẫn đến tình trạng ôi, thiu hỏng phải bỏ đi rất lãng phí…

Ngoài ra, cũng không nên dùng điện thoại là công cụ để buôn chuyện, hãy sử dụng điện thoại trong những trường hợp cần thiết như thông báo, trả lời, phúc đáp, hẹn gặp… Nếu không hóa đơn tiền điện thoại sẽ khiến bạn phải “giật mình” vào cuối tháng đấy.

Theo tạp chí Sống Khỏe

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook