Thứ Bảy, 13/04/2024 | 09:15

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những người có nguy cơ cao bao gồm người cao tuổi, người tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), xơ vữa động mạch, người hút thuốc lá…

Nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ do xơ vữa động mạch, cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.

Ngoài nguyên nhân trên, các nhà nghiên cứu khoa học Israel còn phát hiện ra mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến đột quỵ nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi sau đột quỵ. Phát hiện được các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Di truyền và Gene dược lý học đột quỵ Isrel do Tiến sĩ Miquel Lledós báo cáo tại Hội nghị Tổ chức Đột quỵ Châu Âu (ESOC).

Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột

Hệ vi sinh vật đường ruột bao gồm hàng tỷ vi khuẩn và các vi sinh vật khác sống trong đường ruột của con người. Trong đó, những vi khuẩn tốt giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể bao gồm tăng khả năng miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.

Hệ vi sinh đường ruột cân bằng đảm bảo sức khỏe cho con người như tiêu hóa thức ăn hiệu quả, kiểm soát hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, duy trì chức năng não bộ… Ngược lại khi hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng có thể gây hại cho cơ thể. Các nguyên nhân như căng thẳng, thói quen ăn uống không điều độ, sử dụng thuốc kháng sinh… có thể phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột khiến cơ thể dễ mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, bệnh tim, tai biến mạch máu não (đột quỵ).

Bệnh xảy ra khi máu không thể đến não. Nếu dòng máu đến não bị tắc nghẽn, oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng không thể đến não có thể khiến các tế bào não bị chết. Thống kê từ các dữ liệu trên thế giới cho thấy khoảng 13 triệu người trên toàn cầu bị đột quỵ mỗi năm và khoảng 5,5 triệu người chết vì đột quỵ.

Do thiếu máu cục bộ, trong đó mảng bám tích tụ trong các động mạch xung quanh não, làm ngưng trệ lưu lượng máu đến não và đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một động mạch gần não bị vỡ hoặc rò rỉ gây xuất huyết mạch máu não, máu chảy ồ ạt và gây tử vong.

Mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và đột quỵ

Nhóm nghiên cứu của TS Miquel Lledós đã nghiên cứu mẫu phân của 89 bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đưa ra thông báo “Ảnh hưởng của hệ vi sinh vật đường ruột là một yếu tố liên quan đến nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều được thực hiện trên các mô hình động vật. Trong nghiên cứu mẫu phân từ 89 người bị đột quỵ, so sánh với nhóm đối chứng, chúng tôi có thể xác định nhiều nhóm vi khuẩn có liên quan đến nguy cơ đột quỵ (thiếu máu cục bộ) cao hơn”.

Từ nghiên cứu trên, giới khoa học đã xác định được nhiều loại vi khuẩn có liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ bao gồm vi khuẩn Fusobacterium và Lactobacillus. Vi khuẩn Negativibacillus và Lentisphaeria  có liên quan đến một cơn đột quỵ cấp tính. Vi khuẩn Acidaminococcus dẫn đến phục hồi sau đột quỵ kém sau ba tháng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, vi khuẩn Acidaminococcus là một mầm bệnh cơ hội và có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Acidaminococcus thuộc họ khuẩn Veillonellaceae – được biết đến với việc sản sinh ra succinate – một hợp chất có liên quan đến tăng các yếu tố nguy cơ với bệnh tim mạch.

Nếu sự tiến triển của bệnh nhân đột quỵ có liên quan đến sự hiện diện của một loại vi sinh vật nhất định các nhà nghiên cứu có thể thực hiện các thử nghiệm lâm sàng thay đổi thành phần vi sinh vật này. Các thử nghiệm lâm sàng đang được thực hiện với mục đích nghiên cứu thay thế hệ vi khuẩn đường ruột thông qua thay đổi chế độ ăn uống hoặc cấy ghép phân từ những người khỏe mạnh.

Kết quả phục hồi sau đột quỵ, TS Lledós cho biết không có phương pháp nào ngăn tình trạng thần kinh trở nên tồi tệ hơn sau đột quỵ tuy nhiên “Việc sử dụng các liệu pháp mới, chẳng hạn như thay đổi hệ vi sinh vật thông qua thay đổi dinh dưỡng hoặc cấy ghép phân, có thể hữu ích để cải thiện sự hồi phục sau đột quỵ”.

Từ những phân tích trên cho thấy vai trò của đường ruột, hệ vi sinh đường ruột đối với sức khoẻ tổng thể của con người. Để bảo vệ đường ruột luôn khoẻ mạnh ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress… việc tầm soát sức khoẻ đường ruột hàng năm là yếu tố khoa học để đảm bảo đường ruột luôn khoẻ mạnh, phòng tránh các căn bệnh do đường ruột gây ra.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Mối liên hệ giữa sức khỏe đường ruột và làn da

Hệ vi sinh đường ruột là gì?

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook