Thứ Tư, 05/07/2023 | 16:22

Bệnh trĩ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày của người dân.Việt Nam hiện có hàng triệu người cả nam & nữ mắc phải căn bệnh khó nói này. Quá trình thăm khám, điều trị, căn cứ hồ sơ khám bệnh, nhóm nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất đã hé mở.

Trong y khoa, bệnh trĩ được phân thành 3 loại chính bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp nếu người bệnh xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội: Búi trĩ xuất phát phía trên đường lược được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.

Trĩ ngoại: Búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (đường hậu môn-trực tràng) gọi là trĩ ngoại. Búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Trĩ hỗn hợp: Người bệnh xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại

Nhóm nguy cơ mắc bệnh trĩ

Nguy cơ mắc bệnh trĩ có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào do thói quen ăn uống, sinh hoạt…

Nhóm nguy cơ tăng ở người cao tuổi, người có tiền sử gia đình mắc bệnh, người bị  táo bón thường xuyên, người mang thai…

Ngoài ra những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt…do yêu cầu phải đứng lâu hoặc công việc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, thợ may, nhân viên bán hàng, lái xe… làm gia tăng áp lực ổ bụng, áp lực vùng hậu môn gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.

Phương pháp phòng bệnh

+ Đối với nam giới trưởng thành: Uống đủ lượng nước khoảng 3,7 lít/ngày

+ Đối với nữ giới trưởng thành: Cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2,7 lít /ngày.

+ Ăn thực phẩm nhiều chất xơ như: các loại rau xanh gồm cải cúc, cải xanh, cà rốt, củ cải…các loại hoa quả như cam, táo, lê…

+ Đi  vệ sinh ngay khi muốn đi, tuyệt đối không được nhịn vì bất cứ lý do gì.

+ Tránh ngồi làm việc quá lâu.

+ Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.

+ Tập thể dục để tăng cường sức đề kháng, lưu thông khí huyết…

Lời kết

Nguyên nhân gây bệnh trĩ do nhiều yếu tố như di truyền, táo bón, ngồi lâu, thói quen đi vệ sinh không đúng cách…Ngoài ra, lối sống không lành mạnh như ngồi nhiều, không hoạt động thể chất, thói quen ăn đồ ăn nhanh…cũng dẫn đến táo bón và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở mọi lứa tuổi.

Qua đó các chuyên gia khuyến cáo người dân, đặc biệt là giới trẻ cần đảm bảo chế độ ăn giàu chất xơ để tránh táo bón, hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất béo…lưu ý uống đủ lượng nước từ 2,5 đến 3,5 lít/người trong một ngày để duy trì độ ẩm của phân, giảm nguy cơ táo bón. Đặc biệt, thực hiện vận động thể chất hàng ngày để tăng cường tuần hoàn máu, giảm áp lực trên vùng hậu môn và điều chỉnh thói quen đi vệ sinh khoa học.

Song hành với những biện pháp trên người dân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/1 lần để kịp thời phát hiện sớm các vấn đề liên quan. Lưu ý không nhịn khi buồn đi đại tiện và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những thực phẩm dễ gây tắc ruột, cách phòng ngừa chuẩn

Tại sao rau lang được ví là rau trường thọ?

5 sai lầm thường gặp khi điều trị bệnh trĩ

Phòng bệnh trĩ thai kỳ

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook