Khi mang thai răng miệng bà bầu nên được chăm sóc thế nào?
Nguy cơ sinh non cao gấp 7 lần đối với những phụ nữ mang thai mắc bệnh nha chu và các bệnh về răng miệng khác (bệnh ở vùng bao quanh răng).
Bệnh răng miệng có tác động tiêu cực lên răng và lợi của em bé sau này. Vì vậy để con có hàm răng chắc khỏe ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bà bầu không nên chủ quan với vấn đề răng miệng và nên có kế hoạch chăm sóc răng miệng ngay từ trước khi chuẩn bị mang thai.
Trước khi mang thai
Các bà bầu nên gặp nha sĩ thường xuyên để chắc chắn rằng răng lợi luôn được chăm sóc tốt vì việc tăng hormone khi mang thai có thể làm cho răng và nướu của bạn nhạy cảm hơn rất nhiều so với trước lúc mang bầu.
Giai đoạn thứ 1
Nói với bác sĩ nha khoa bạn đang mang thai
Nên đi thăm khám răng định kỳ để luôn đảm bảo nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất cho răng miệng.
Sưng nướu là nguyên nhân của việc thay đổi hormone khi mang thai.
Sử dụng kem đánh răng không mùi không vị để tránh buồn nôn vào buổi sáng.
Nếu bạn thường xuyên buồn nôn vào buổi sáng sau khi đánh răng có thể thay bằng nước súc miệng thường xuyên.
Bác sĩ nha khoa có thể sẽ đưa ra lời khuyên dùng nước súc miệng có chứa fuor trong thời kỳ mang thai.
Sử dụng bàn chải với lông chải mềm để hạn chế tổn thương răng, lợi.
Giai đoạn thứ 2
Hạn chế ăn các loại đồ khô có vị ngọt để đảm bảo sức khỏe cho răng.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, canxi, vitamin B12…chúng sẽ giúp răng của bạn chắc khỏe hơn.
Trong quá trình mang thai có một số người gặp phải tình trạng xuất hiện những bọng nhỏ màu đỏ nổi lên ở nướu hoặc môi.
Giai đoạn thứ 3
Suốt 6 tuần của thai kỳ, tránh thực hiện các biện pháp y khoa đối với răng miệng. Bạn vẫn phải quan tâm đặc biệt tới vấn đề chăm sóc răng miệng tại nhà bằng những biện pháp thông thường như đánh răng, dùng nước súc miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
(tổng hợp)
Chưa có bình luận.