Thứ Sáu, 05/01/2018 | 10:30

Đối với những gia đình có người thân bị bệnh quai bị thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh quai bị.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Bệnh quai bị tưởng chừng như đơn giản nhưng thật ra, bệnh vẫn có những biến chứng khá nguy hiểm mà người bệnh không thể lường trước được:

Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn

Đa phần những bệnh nhân nam mắc bệnh quai bị thường có nguy cơ biến chứng của bệnh viêm tinh hoàn, nhất là những bệnh nhân ở độ tuổi dậy thì.

Triệu chứng của viêm tinh hoàn, cụ thể là:

Sốt cao, ớn lạnh, có đôi khi lạnh run, buồn nôn, đau bụng, da bìu đỏ.

1 hoặc 2 bên tinh hoàn bị sưng đau, thậm chí sưng gấp 2-3 lần so với bình thường. Nhưng sau 2-4 tháng mắc bệnh có thể tinh hoàn bị teo (30-40%).

Cảm giác nóng rát chỗ tinh hoàn.

Cương đau dương vật.

Sốt càng cao thì bệnh càng nặng, sốt thường giảm sau 5 ngày, đau và sưng tinh hoàn giảm song hành với sốt, tuy nhiên có trường hợp đau tinh hoàn có thể kéo dài trên 2 tuần.

Nếu như người bệnh không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến teo tinh hoàn, cuối cùng dẫn đến tình trạng khô tinh trùng, ảnh hưởng đến sự sinh sản, vô sinh.

Viêm buồng trứng

Số lượng nữ giới bị viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị chiếm 7%. Những triệu chứng của viêm buồng trứng thường thấy:

Cơn đau bụng âm ỉ, đau từng cơn bên hố chậu.

Tình trạng sốt cao, không hạ.

Ra huyết trắng bất thường.

Viêm màng não

Biến chứng viêm màng não do quai bị xuất hiện khi virus quai bị lây lan tràn vào lớp bảo vệ bên ngoài của não (màng não).

Viêm màng não do virus quai bị gây ra không giống như viêm màng não do vi khuẩn thông thường. Người bệnh thường hay có những dấu hiệu như:

Sốt nhẹ giống như cảm cúm.

Rất nhạy cảm với ánh sáng.

Đau đầu.

Cứng cổ.

Những dấu hiệu này thường kéo dài trong 14 ngày. Nếu trong hoặc sau thời gian mắc bệnh quai bị, bệnh nhân có những dấu hiệu như trên thì nên đến bác sĩ để kiểm tra, vì nguy cơ bị viêm màng não rất lớn.

Viêm tụy

Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh quai bị  


Viêm tụy cũng là những biến chứng của bệnh quai bị, tuy nhiên viêm tụy do quai bị thường không quá nghiêm trọng. Các triệu chứng của viêm tụy bao gồm:

Đau vùng trung tâm bụng.

Tiêu chảy.

Ăn không ngon.

Sốt nhẹ.

Da và lòng trắng của mắt có dấu hiệu vàng.

Mất thính lực

Biến chứng này thường rất ít gặp, nhưng vẫn có người mắc phải. Trong số 20.000 người mắc bệnh quai bị thì chỉ có 1 trường hợp bị mất thính lực. Thông thường sẽ mất thính lực 1 bên, nhưng có trường hợp mất thính lực cả 2 bên.

Sẩy thai

Trong 3 tháng đầu nếu như mẹ bầu mắc bệnh quai bị thì rất dễ dẫn đến sẩy thai hoặc thai nhi bị dị dạng. Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh quai bị trong 3 tháng cuối rất dễ dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.

Vấn đề bất thường ở mắt

Những dấu hiệu bất thường về mắt cũng là một trong số biến chứng của bệnh quai bị. Dưới đây là những triệu chứng: viêm tuyến lệ, ảnh hưởng võng mạc, ảnh hưởng thị lực nhưng phục hồi sau đó khoảng 10-20 ngày.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như tổn thương thần kinh, viêm não hay viêm màng não, điếc, giảm thị lực. Thậm chí một vài trường hợp dẫn đến vô sinh. Phụ nữ mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể sẩy thai hoặc sinh con dị tật, bệnh vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu… cùng hàng loạt các biến chứng khác.

Hiện bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, nâng đỡ cơ thể, phát hiện và xử trí sớm. Trường hợp bệnh quai bị chưa có biến chứng, bệnh nhân có thể được chăm sóc tại nhà bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol; Uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt. Bên cạnh đó, người bệnh cần nghỉ ngơi đúng cách và có thể chườm lạnh trên vùng má bị sưng đau nếu cần thiết.

Người bệnh khi mắc bệnh quai bị không nên vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp sưng tinh hoàn thì cần được nghỉ ngơi tuyệt đối. Công tác vệ sinh răng miệng cũng cần được chú ý, người bệnh có thể súc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối. Nếu có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2 – 3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối rồi lọc lấy nước để súc miệng hàng ngày.

Người mắc bệnh quai bị lưu ý không nên ăn đồ chua và chất kích thích sẽ khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to hơn, có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc sức khỏe, người nhà không nên cho bệnh nhân ăn đồ nếp hoặc những thực phẩm khó tiêu hóa, dẫn đến chậm hồi phục sức khỏe. Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc uống, bôi, đắp lên vùng bị sưng theo lời truyền miệng dân gian để tránh bị nhiễm độc.

Trường hợp quai bị biến chứng, người bệnh sốt cao, nhức đầu, ói mửa, choáng ngất, bộ phận sinh dục sưng to… cần được đưa đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.

{credit}
Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook