Đối với những gia đình có người thân bị bệnh điếc thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh điếc.
Làm thế nào nào để phát hiện ra trẻ bị điếc
TS. BS Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ở Việt Nam và trên thế giới, cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có 3-4 trẻ bị giảm thính lực bẩm sinh. Tỷ lệ này tăng gấp 4-5 lần ở trẻ có nguy cơ cao như trẻ sinh non với cân nặng rất thấp, mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, viêm màng não mủ, gia đình có người bị nghe kém bẩm sinh hoặc tiến triển…
Với 2 trường hợp bệnh nhi kể trên đều nằm trong nhóm nguy cơ cao do mẹ các đều mắc rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghe kém ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những yếu tố nguy cơ được xác định trên trẻ sơ sinh có thể kể đến gồm:
Trong gia đình có người bị nghe kém bẩm sinh hoặc tiến triển; Bị nhiễm trùng trong thời kì mang thai, những bệnh liên quan đến nghe kém như: rubella, giang mai…
Bất thường sọ mặt bao gồm những bất thường về hình thái học của vành tai, ống tai, không có nhân trung, đường chân tóc thấp; Cân nặng khi sinh dưới 1500 g; Bilirubin máu cao ở ngưỡng phải chỉ định thay máu.
Dùng kháng sinh nhóm aminoglycosis hơn 5 ngày và dùng thuốc lợi niệu phối hợp với nhóm aminoglycosis; Viêm màng não mủ.
Rất yếu khi sinh; Những trẻ thở máy kéo dài từ 10 ngày trở lên; Dấu hiệu hoặc những triệu chứng liên quan đến một số hội chứng có nghe kém tiếp nhận.
Sàng lọc nghe kém sớm giúp trẻ nghe kém sớm hòa nhập cộng đồng
Trẻ bị giảm thính giác nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ bị câm, điếc, chậm phát triển trí não dẫn đến gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp. Vì vậy, sàng lọc nghe kém sớm là vô cùng cần thiết đối với quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, thời điểm lý tưởng để tiến hành sàng lọc cho trẻ sơ sinh chậm nhất là 3 tháng sau khi sinh. Nếu trẻ được phát hiện mất thính lực muộn (từ 2-3 tuổi) có thể gặp khó khăn trong phát âm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức so với các trẻ bình thường, có thể phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn như bị câm, điếc.
BS. Xương khuyến cáo, các gia đình nên cho bé tham gia sàng lọc khiếm thính sớm. Trong trường hợp nghi ngờ trẻ khiếm thính phải đi khám chuyên sâu để được chuyên gia về thính học tư vấn bởi thời gian để chăm sóc trẻ hiệu quả chỉ khoảng 3 đến 5 năm đầu.
Phương pháp điều trị đối với trẻ bị điếc
Nếu đã phát hiện trẻ bị điếc, cần phải điều trị sớm để giảm tác hại do điếc. Tùy theo từng nguyên nhân gây giảm thính lực mà điều trị. Giảm thính lực do tai ngoài, trong một số trường hợp như trẻ đi tắm biển về hoặc sau khi tắm gội bị điếc luôn một hoặc hai tai. Nguyên nhân là do nước vào tai, ráy tai bị nở ra bít kín đường truyền âm thanh đến màng nhĩ. Điều trị bằng cách lấy ráy tai ra trẻ sẽ nghe lại bình thường. Điếc bệnh lý ở tai giữa: tắc vòi nhĩ, viêm tai giữa thanh dịch, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai giữa thủng màng nhĩ. Điều trị bằng cách dùng thuốc và phẫu thuật vá màng nhĩ. Điếc do bệnh lý ở tai trong: điếc đột ngột thường gặp sau một đêm ngủ dậy. Đây là một cấp cứu tai mũi họng, vì kết quả điều trị rất khác nhau tùy thuộc thời gian đến sớm hay muộn. Sau khi đã điều trị bằng thuốc và phẫu thuật, tuy sức nghe đã cải thiện, nhưng vẫn không giao tiếp bình thường thì phải cho trẻ dùng máy trợ thính, hoặc cấy điện ốc tai.
Mọi trường hợp điếc từ nhẹ, trung bình, hay điếc nặng, điếc sâu mà chưa có điều kiện để cấy điện ốc tai, thì cần cho trẻ dùng máy nghe càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, tiếng nói của trẻ có thể bị méo. Trẻ không nghe được nên không hiểu người khác nói gì, dần dần trẻ bị cô lập, tâm sinh lý thay đổi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Cấy điện ốc tai đối với trẻ bị điếc nặng và sâu, máy nghe cũng kém tác dụng. Nếu trẻ điếc bẩm sinh và điếc trước khi học nói thì thời gian bắt đầu cấy điện ốc tai rất quan trọng, phải cấy điện ốc tai trước 5 tuổi, tốt nhất là cấy từ 2 – 3 tuổi vì đây là giai đoạn trẻ học nói.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.