Thứ Hai, 11/02/2019 | 16:45

Việc điều trị sớm sẽ không khó khăn và có hiệu quả tốt để giảm thiểu nguy cơ tổn thương dây thần kinh, tối đa hóa kết quả điều trị.

Hội chứng đường hầm cổ tay hay còn gọi là hội chứng ống cổ tay, được James Paget mô tả từ giữa thế kỷ 18, là hội chứng chèn ép thần kinh giữa. Thần kinh giữa chạy giữa cẳng tay xuống đến cổ tay. Thần kinh giữa phụ trách việc dẫn truyền cảm giác từ các ngón cái, trỏ, giữa, và một nửa ngón đeo nhẫn của bàn tay. Thần kinh giữa kiểm soát cảm giác và cử động ngón cái. Trong hội chứng đường hầm cổ tay, thần kinh giữa bị chèn ép khiến bàn tay và cổ tay bị đau, tê.

Đây là loại bệnh gây tê tay và teo bàn tay nếu để muộn. Các triệu chứng điển hình của hội chứng đường hầm cổ tay như sau: đau nóng, giảm cảm giác, hoặc thấy tê như kiến bò ở các ngón cái, trỏ, giữa và một nửa ngón tay đeo nhẫn. Đau có thể lan lên khuỷu tay, thỉnh thoảng lên đến vai. Xoa nắn bàn tay và các ngón tay, hoặc vẩy vẩy bàn tay giúp ta thấy đỡ hơn.

Vùng cổ tay (phía trước) có các gân gấp chung các ngón và gấp riêng ngón cái chui qua một đường hầm mà phía sau là khối xương cổ tay, phía trước là một vòng xơ, bọc quanh hai gân là hai bao hoạt dịch, nằm ở chính giữa đường hầm là dây thần kinh giữa. Khi đường hầm này bị bóp nghẹt thì dây thần kinh giữa bị chèn ép gây đau và tê bàn tay, còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay (hay còn gọi là hội chứng ống cổ tay).

Nguyên nhân gây bệnh gây hội chứng đường hầm cổ tay

– Chấn thương vùng cổ tay, khiến cấu trúc cổ tay thay đổi.

– Thần kinh giữa bị chèn ép gây đau, tê tay.

– Bệnh thấp khớp (biến dạng bàn tay, ngón tay, cong queo).

– Bệnh lupus, bệnh đái tháo đường.

– Thai nghén, bệnh suy tuyến giáp trạng, suy thận cần lọc thận.

– Các bất thường của những dây gân trong đường hầm cổ tay.

– Các bất thường của những dây gân trong đường hầm cổ tay.

– Do đặc thù công việc sử dụng cổ tay nhiều: công nhân làm việc trong các dây chuyền công nghiệp, nhân viên đánh máy tính văn phòng…vận động liên tục kéo dài

Triệu chứng hội chứng đường hầm cổ tay:

Các triệu chứng điển hình của hội chứng đường hầm cổ tay như sau: đau nóng, giảm cảm giác, hoặc thấy tê như kiến bò ở các ngón cái, trỏ, giữa và một nửa ngón tay đeo nhẫn. Đau có thể lan lên khuỷu tay, thỉnh thoảng lên đến vai. Xoa nắn bàn tay và các ngón tay, hoặc vẩy vẩy bàn tay giúp ta thấy đỡ hơn.

Người bệnh thường bị đau tay vào ban đêm khi đang ngủ, vì ban đêm, đường hầm bàn tay dễ sưng, chật hơn ban ngày, thêm vào đó khi ngủ, ta lại hay gập cổ tay, khiến đường hầm càng bóp nhỏ thu hẹp. Lâu dần, triệu chứng xảy ra cả vào ban ngày, sau khi dùng bàn tay để làm việc.

Tê tay cũng thường xuất hiện khi cầm tay lái xe máy đi xa, tay bị đau và tê khiến người đang đi xe máy phải dừng lại buông tay ra, xoa nắn và vẩy vẩy mấy cái, rồi mới đi tiếp được.

Thường thì phần lớn người bệnh bị đau ở bàn tay thuận, phải làm việc nhiều, nhưng cũng có nhiều người bị đau cả hai bàn tay.

Điều trị sớm hiệu quả cao

Việc điều trị sớm sẽ không khó khăn và có hiệu quả tốt để giảm thiểu nguy cơ tổn thương dây thần kinh, tối đa hóa kết quả điều trị và đảm bảo quá trình hồi phục được nhanh chóng. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp. Ở mức độ nhẹ, người bệnh mới bị đau, tê tay thì chỉ cần dùng các thuốc giảm đau chống viêm uống, hoặc tiêm trực tiếp vào trong ống cổ tay.

Trong quá trình điều trị cần tuân thủ nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị chứng đường hầm cổ tay như:

– Cần điều trị các bệnh lý hoặc các yếu tố thuận lợi gây ra hội chứng đường hầm cổ tay.

– Giảm áp lực trong ống cổ tay bằng cách giảm hiện tượng viêm, phù nề của các gân gấp hoặc dịch viêm do khớp hay máu tụ do cổ tay.

– Mở rộng ống cổ tay bằng cách xẻ mạc giữ gân gấp. Điều chỉnh các khối can xương trật để ống cổ tay không bị hẹp và không đè ép lên thần kinh giữa.

– Trong thời gian điều trị người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động ở tay có thể làm nặng bệnh. Ngoài ra có thể kết hợp dùng phương pháp vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ như: Nhiệt trị liệu, điện trị liệu, xoa bóp mô mềm ở cổ tay, máng nẹp cổ tay, di động khớp cổ tay, các bài tập cổ tay và bàn tay.

Bệnh có thể khỏi từ vài tháng đến nhiều năm, tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện và điều trị càng sớm thì thời gian càng khỏi càng lâu. Những trường hợp đã tiến triển nặng, người bệnh thường xuyên bị đau, tê tay, ngón tay bắt đầu yếu sức thì cần phải phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay.

Phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng đường hầm cổ tay.

Bệnh tiến triển nặng khiến bàn tay trở nên yếu ớt, vụng về khi làm những công việc tỉ mỉ như

Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ tiến triển thành cơn đau cấp tính hoặc đau kéo dài, đôi khi nghiêm trọng đến mức người bệnh không thể làm được những việc đơn giản cài cúc áo, xỏ kim,… Triệu chứng nặng hơn khi ta sử dụng bàn tay lâu, như lúc lái xe, viết lách, đọc sách, đánh máy tính, khi thực hiện những hoạt động cần đến bàn tay trong tư thế nắm chặt, hay phải chuyển động các ngón tay và cổ tay liên tục, gấp hoặc ưỡn cổ tay sẽ cảm thấy đau tăng dữ dội vì chức năng bàn tay đã bị tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi. Cuối cùng, ngón cái ngày càng kém sức, bắp thịt phía dưới ngón cái teo nhỏ. Khi tiến triển nặng sẽ phải phẫu thuật.

Phẫu thuật điều trị hội trứng ống cổ tay được xem là phương pháp điều trị “vàng” mang lại hiệu quả điều trị lâu dài. Có hai kỹ thuật là mổ nội soi và mổ mở. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt dây chằng ngang ống cổ tay để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa. Dây chằng sẽ liền lại và không chèn lên dây thần kinh giữa.

Mổ mở: qua vết rạch lớn hơn từ lòng bàn tay qua ống cổ tay, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiếp cận với dây chằng để giải phóng dây thần kinh. Phẫu thuật viên cũng có thể sẽ loại bỏ mô xương khớp nếu bạn bị viêm gân – viêm dây chằng thường liên quan đến hội chứng ống cổ tay

Mổ nội soi: Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch 2 đường nhỏ ở cổ tay và bàn tay, đưa dụng cụ soi gắn với một chiếc camera nhỏ (ống nội soi) để có thể quan sát bên trong ống cổ tay và cắt dây chằng dưới sự hướng dẫn của camera. Do đường rạch nhỏ nên với kỹ thuật này, bạn sẽ ít đau và nhanh hồi phục hơn.

Với cả hai kỹ thuật mổ này, bạn chỉ cần phải lưu viện trong ngày. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ phẫu thuật quyết định phương pháp mổ cũng như gây mê hay gây tê là phù hợp nhất.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook