Bất kỳ một vấn đề nào mà mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ cũng dễ dàng gây ra tâm lý lo lắng. Đơn giản bởi phụ nữ mang thai thường mong manh hơn và cần được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, một số những điều khiến mẹ phiền não lại hoàn toàn không nghiêm trọng. Cùng xem chúng là gì nhé!
-Tôi bị ám ảnh bởi kim tiêm. Làm thế nào để tôi có thể xét nghiệm máu khi mang thai?
E rằng mẹ không có lựa chọn nào để thay thế! Tốt nhất, mẹ hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa của mình trước mỗi kỳ kiểm tra. Cũng giống như bất cứ nỗi sợ nào khác, khi hiểu nguyên nhân tại sao xét nghiệm máu lại vô cùng quan trọng đối với bản thân và với con yêu, có thể mẹ sẽ thấy dũng cảm hơn.
Các xét nghiệm công thức máu tổng quát được thực hiện nhằm đánh giá tế bào lưu thông trong máu, phát hiện bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm (anaemia) và bệnh thiếu máu vùng biển (thalassaemia) – một chứng rối loạn thiếu máu di truyền nghiêm trọng – đồng thời cũng phát hiện HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai và rubella. Nếu bác sĩ biết mẹ sợ kim tiêm, mẹ có thể được ưu tiên nằm xuống khi lấy máu xét nghiệm, hoặc sử dụng một loại kem làm tê ở nơi lấy máu để giúp mẹ đỡ khó chịu. Đừng bỏ qua các xét nghiệm vì nó rất quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, mẹ nhé.
Hầu hết các xét nghiệm trong thai kỳ đều cần phải dùng đến kim tiêm
-Ông bà tôi đều mắc bệnh tiểu đường. Bác sĩ và nữ hộ sinh nói rằng tôi cần phải kiểm tra tiểu đường. Tại sao lại như vậy?
Rất nhiều phụ nữ đã thực hiện xét nghiệm bệnh tiểu đường trong thai kỳ, còn gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ. Có 2 đến 5% mẹ bầu mắc phải bệnh này. Trong số đó, có những phụ nữ mắc bệnh do gia đình có tiền sử bệnh tật. Xét nghiệm này là để chắc chắn liệu mẹ có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.
Thông thường, tiểu đường được phát hiện qua một xét nghiệm dung nạp glucose. Máu sẽ được lấy vào buổi sáng, trước khi ăn bất cứ món gì. Sau đó, mẹ sẽ được uống một loại đồ uống ngọt và tiến hành thêm ít nhất 1 xét nghiệm máu nữa. Đa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đã thành công trong việc kiểm soát triệu chứng với chế độ ăn uống và chăm sóc đúng cách, và trong hầu hết trường hợp, căn bệnh này biến mất sau khi sinh.
-Con gái tôi vừa có một đợt bùng phát ban đỏ nhiễm khuẩn trong khi tôi đang mang thai tháng thứ 7, tôi có nên lo lắng về đều đó?
Ban đỏ nhiễm khuẩn cấp gây ra bởi virus Parvovirus B19 chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng khi mẹ đang mang thai.
Các bà me tương lai cần phải lưu ý rằng, ở giai đoạn tuần thứ 9 – 20 của thai kỳ, nhiễm virus Parvovirus B19 có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện phát triển của thai nhi, dẫn đến tình trạng phù tích dịch trong mô, nhưng tỷ lệ phát bệnh rất nhỏ. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ sẩy thai, nhưng không nhiều và rất hiếm khi xảy ra. Trong hầu hết trường hợp các bà mẹ nhiễm virus trong thời gian đầu thai kỳ đều có những đứa con khỏe mạnh. Nếu mẹ nhận thấy những triệu chứng của bệnh này, hãy thực hiện xét nghiệm máu để xác nhận chắc chắn.
-Tôi đang mang thai đến tuần thứ 15. Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, tôi đã bị chảy máu âm đạo. Siêu âm cho thấy thai nhi vẫn ổn nhưng tôi lo lắng tôi vẫn có thể bị sẩy thai?
Tình trạng chảy máu âm đạo ở mức độ nhẹ xảy ra đối với khoảng 25% phụ nữ mang thai. Nó có thể gây ra lo lắng và thường được liên tưởng đến một “mối đe dọa sẩy thai”. Tuy nhiên, điều này rất bình thường, mẹ sẽ cảm thấy tắc nghẽn vùng chậu và sau đó có một lượng máu nhỏ chảy ra. Hiện tượng xảy ra trong khoảng 6-10 ngày từ khi thụ thai, khi trứng đã làm tổ trong niêm mạc tử cung. Điều này không thể chứng tỏ là mẹ có thể sẽ bị sảy thai hay không vì đây là một triệu chứng phổ biến. Thực tế là mẹ đã siêu âm và em bé vẫn bình thường, đó là một dấu hiệu tốt.
Mẹ có thể giảm nguy cơ sẩy thai bằng cách ăn uống lành mạnh, tránh xa rượu và thuốc lá. Khoảng 80% phụ nữ sảy thai trong vòng 12 tuần đầu tiên, nhưng nguy cơ cao nhất sẽ rơi vào 8 tuần đầu tiên. Một khi đã đo được nhịp tim thai thì nguy cơ sảy thai giảm xuống đáng kể. Trong những tuần đầu tiên, chảy máu còn có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Dù sao, mẹ vẫn cần được kiểm tra kỹ lưỡng khi đã có những biểu hiện này.
-Tôi đã xét nhiệm máu lần đầu tiên vào thai tuần thứ 10 và kết quả cho thấy tôi có tiểu cầu thấp. Điều đó có nghĩa là gì?
Tiểu cầu thấp trong thai kỳ được gọi là giảm tiểu cầu thai kỳ. Tiểu cầu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp cơ thể cầm máu khi bị chảy máu. Từ 150-400 tiểu cầu/ ml máu được xem là bình thường. Nhưng nếu lượng tiểu cầu là 50 hoặc thấp hơn, mẹ có thể bị chảy máu nghiêm trọng trong hoặc sau khi sinh, kể cả trong những ca sinh mổ. Kết quả xét nghiệm này là một cảnh báo đối với sức khỏe mẹ bầu.
Mẹ cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên để khắc phục tình trạng này. Nếu lượng tiểu cầu tiếp tục giảm đến 50 hoặc thấp hơn, mẹ sẽ cần dùng đến thuốc hỗ trợ để nâng cao lượng tiểu cầu. Trong trường hợp xấu nhất, mẹ sẽ được truyền tiểu cầu, nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra. Khi bé yêu đã ra đời, lượng tiểu cầu của mẹ sẽ trở lại bình thường.
Chưa có bình luận.