Giá đỗ là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn phải các loại giá đỗ được ngâm ủ hóa chất sẽ gây những hệ lụy nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe, cách chọn giá đỗ sạch, an toàn.
Nhiều người vì tham lợi nên sử dụng các hóa chất không được cấp phép để ngâm giá đỗ, ủ trong quá trình sản xuất, bảo quản giá đỗ, bán cho người tiêu dùng. Loại hóa chất được sử dụng là hoạt chất 6-Benzylaminopurine, không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Thông thường để sản xuất giá đỗ theo quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cần có đủ nước sạch, nhiệt độ phù hợp, thời gian tăng trưởng trong khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu ngâm hóa chất Benzylaminopurine sẽ giúp kích thích giá đỗ lên nhanh, tẩy trắng giá đỗ, tạo màu sắc bắt mắt, giúp thân giá mập mạp hơn, tăng trọng lượng của giá đỗ.
Dung dịch Benzylaminopurine chỉ tan trong dung dịch kiềm, kém tan trong nước có độ pH trung bình nên khi rửa tại nhà rất khó làm sạch, loại bỏ được dư lượng hóa chất còn tồn dư trong giá đỗ. Người tiêu dùng nếu sử dụng các loại giá đỗ được ngâm ủ hóa chất có thể bị nhiễm các loại hóa chất độc hại tồn đọng trong cơ thể từ đó gây các bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến gan, phổi, thận, hệ tiêu hóa, da thậm chí còn gây ung thư. Nếu phụ nữ mang thai hít hoặc này qua da lâu dài có thể làm thai nhẹ ký, não úng thủy và các dị tật bẩm sinh.
Cách chọn giá đỗ sạch, tránh mua phải giá đỗ ngâm ủ hóa chất
Quan sát màu sắc, hình dạng giá đỗ
Những giá đỗ sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm thường có thân gầy hơn, thân cứng cáp, không bị đứt gãy, không bóng bẩy, bắt mắt, có màu trắng nhạt tự nhiên hoặc hơi vàng, rễ có nhiều, lá mầm to, lá non màu xanh hoặc màu vàng tự nhiên. Ngược lại những loại giá đỗ được ngâm ủ hóa chất sẽ có thân mập mạp, to tròn, bóng bẩy, rất dễ gãy, có màu trắng sứ, ít rễ, rễ ngắn hoặc không có rễ, các lá mầm không có lá hoặc 2 lá mầm ngậm chặt vào nhau.
Nếm thử
Giá đỗ sạch có vị ngọt thanh mát, giòn và nhiều nước nhưng đối với giá đỗ không đảm bảo an toàn có thể bị xốp, khô hơn, không thơm, không ngọt bằng, có vị nhạt hoặc hơi đắng.
Mùi
Giá đỗ sạch có mùi thơm tự nhiên của đậu xanh, ngược lại những loại giá đỗ được ngâm, ủ hóa chất có thể không có mùi hoặc có mùi lạ.
So sánh độ dài
Giá đỗ nảy mầm tự nhiên thường có cọng dài khoảng 3-7 cm nhưng đối với các giá đỗ được ngâm ủ hóa chất có thể có cọng dài bất thường trên 7cm.
Kiểm tra độ đàn hồi
Dùng ngón tay bóp nhẹ vào thân giá đỗ, nếu loại giá đỗ sạch sẽ có độ đàn hồi nhất định, ngược lại giá đỗ ngâm hóa chất thường mềm và rỗng, không có độ đàn hồi nhất định.
Ngoài ra khi xào nấu giá đỗ các loại giá đỗ sạch thường ra ít nước nhưng giá đỗ ngâm hóa chất có thể ra nhiều nước hơn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Mách bạn cách nhận biết 6 loại rau dễ tồn dư nhiều hóa chất
Dinh dưỡng trong giá đỗ và cách ăn tổng hợp được nhiều vitamin nhất
5 sai lầm khi chế biến thịt làm giảm giá trị dinh dưỡng cần bỏ ngay
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.