Thứ Sáu, 23/10/2015 | 10:10

Sỏi túi mật thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ ràng. Thế nhưng, bệnh lại có thể để lại những hậu quả không tốt cho sự phát triển của thai nhi

Mẹ bầu có nguy cơ bị sỏi túi mật cao hơn bất kỳ ai. Bởi khi mang thai, nồng độ progesterone và estrogen tăng cao, cùng với đó, các cơ quan trong cơ thể sẽ tập trung hơn cho việc nuôi dưỡng thai nhi, hoạt động của túi mật giảm. Những thay đổi này, cùng với chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học dẫn đến dịch mật bị ứ trệ, lâu ngày hình thành nên sỏi.

Ghi chú cho những mẹ bầu bị sỏi túi mật

Sỏi túi mật có thể gây hoại tử ống mật

Biến chứng nguy hiểm

Sỏi túi mật thường ít gây ra biến chứng nhưng một khi biến chứng xảy ra, mẹ có thể bị đau đột ngột tại vùng hạ sườn trong nhiều ngày.  Mẹ bầu sẽ có các cơn co thắt xuyên qua vùng vai và lên bả vai bên phải, kèm theo đó là sốt cao, đắng miệng, khô họng, đau bụng, buồn nôn… Nặng hơn, người bệnh có thể hôn mê, co giật. Tình trạng sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, gây ra sảy thai hoặc dị tật thai nếu không được xử lý kịp thời.

Thuốc không phải là lựa chọn tốt

Để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi, mẹ bầu không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào để điều trị sỏi túi mật. Thay vào đó, cần chọn cách “sống chung với lũ”. Để làm được điều này, trước hết mẹ cần một chế độ ăn uống lành mạnh. Những thực phẩm cần phải hạn chế hoặc từ bỏ hoàn toàn bao gồm có tim, gan, nội tạng động vật, thịt cá nhiều mỡ, lòng đỏ trứng, chocolate, cà phê, ca cao…

Rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ luôn là lựa chọn lý tưởng để khắc phục và kiểm soát tình trạng này. Bên cạnh đó, đừng quên việc tập thể dục và duy trì lối sống lành mạnh, mẹ sẽ sớm nhận ra rằng tình trạng sỏi mật không còn ảnh hưởng đến những bước phát triển của bé nữa.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook