Có những điều cực kỳ đơn giản nhưng lại cực kỳ quan trọng, thiết thực, có thể thay đổi mọi thứ! Đôi khi chỉ cần dành ra 1 phút ngắn ngủi thôi là bạn đã có thể bảo vệ tính mạng của mình, những người thân yêu, và cả những người khác xung quanh mình! Hãy đọc và chia sẻ cho thật nhiều người cùng biết nhé – các chuyên gia nói rằng nếu chia sẻ thông tin này đến 10 người thì khả năng là bạn sẽ có thể cứu sống một mạng người quý giá đấy!!!
Đã có cách giúp chúng ta nhận biết dấu hiệu của cơn đột quỵ!
Trong một buổi tiệc BBQ, một phụ nữ bị trượt chân ngã, mọi người xung quanh đề nghị gọi bác sỹ nhưng chị trấn an, cho rằng chỉ tại mang giày mới chưa quen nên bị vấp một chút thôi chứ không có vấn đề gì đâu. Nghe vậy, mọi người cũng thôi, chỉ giúp chị phủi sạch bụi bẩn, kiểm tra xem có xây xát gì không, và cuộc vui tiếp diễn như bình thường.
Tuy nhiên tối hôm đó, chồng của người phụ nữ này gọi điện thoại thông báo rằng vợ của anh đã phải nhập viện cấp cứu và đã qua đời. Chị đã bị đột quỵ tại bữa tiệc BBQ, và phải chi chỉ cần một người trong số những người tham gia có kiến thức cơ bản về cơn đột quỵ, điều đáng tiếc này đã không xảy ra. Nếu có thể nhận biết sớm, nhiều người trong chúng ta đã không chết, hoặc không hôn mê.
Bây giờ chưa phải là quá muộn, hãy cùng dành ra một phút để đọc, và chia sẻ!
Các bác sỹ chuyên khoa thần kinh nói rằng nếu bệnh nhân bị đột quỵ được đưa đến bệnh viện trong vòng 3 giờ đồng hồ, người ấy sẽ có thể được cứu sống và hoàn toàn không phải chịu hậu quả nào từ cơn đột quỵ – khoảng thời gian càng kéo dài bao nhiêu thì não của người ấy sẽ càng bị tổn thương nghiêm trọng hơn bấy nhiêu. Tuy nhiên điều này xảy ra chưa nhiều, do nhiều người bình thường chúng ta chưa biết cách nhận diện dấu hiệu nguy hiểm để kịp thời xử lý.
Thật sự chúng ta hầu hết không phải là người có chuyên môn và hiểu biết đủ về y tế, đặc biệt là về những cơn tai biến – đột quỵ. Vậy nên, các chuyên gia đưa ra cho chúng ta một mẹo đơn giản mà vô cùng hữu ích, gọi tắt là STR để nhận biết khi ghi ngờ ai đó đang gặp phải vấn đề:
- S (smile) – Yêu cầu mỉm cười.
- T (talk) – Yêu cầu nói chuyện, nói một câu thật đơn giản thôi cũng được.
- R (raise both arms) – Yêu cầu giơ cả 2 cánh tay lên.
Mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ diễn ra ở mỗi người, mỗi tình huống là khác nhau, có người không thể dễ dàng thực hiện được bất cứ yêu cầu nào trên đây nhưng cũng có người làm được đến 2/3 – và kể cả như vậy, bạn cũng cần lập tức hành động, hãy gọi ngay cấp cứu hoặc đưa ngay họ đến bệnh viện gần nhất.
Bạn cũng có thể áp dụng một cách nhận diện khác: yêu cầu người này thè lưỡi ra. Nếu lưỡi đưa ra bị lệch về một bên (có thể là bên trái hoặc phải), đó cũng là dấu hiệu nguy hiểm.
Lưu ý rằng hãy thật tranh thủ khoảng thời gian vàng – 3 tiếng kể từ khi cơn đột quỵ diễn ra – bằng cách tìm ngay sự trợ giúp chuyên môn thay vì áp dụng những cách tự chữa trị được truyền miệng như nặn chanh vào miệng, cạo gió, chích máu 10 đầu ngón tay… vì các chuyên gia nói rằng những cách sơ cứu này hoàn toàn phản khoa học nhé, đã không hữu ích mà còn làm mất đi khoảng thời gian vô cùng quý báu đối với việc cứu sống mạng người!
Bác sỹ nói rằng nếu những người khi biết được thông tin này tiếp tục chia sẻ cho 10 người khác, ít nhất sẽ có 1 mạng người được cứu sống. Tôi đang làm điều đó. Và bạn cũng hãy như vậy, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé bạn! Vì mạng người quý giá vô cùng, và những thói quen ăn uống cũng như vận động của chúng ta hiện nay không phải là đã tốt lắm đâu!!!
Nguồn: Web trẻ thơ
Chưa có bình luận.