Thứ Tư, 01/08/2018 | 22:07

Cách tính lượng sữa, xử trí nôn trớ và các dấu hiệu khác ở trẻ sinh non (đẻ non)

Đối với các trường hợp sinh non, thiếu tháng một chế độ dinh dưỡng đặc biệt trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên là rất cần thiết nhằm bắt kịp đà tăng trưởng như trẻ bình thường cùng độ tuổi.

4-6 tuần đầu sau sinh là giai đoạn quan trọng nhất để tạo dựng nguồn sữa mẹ. Các mẹ hãy cố gắng không cho bé ăn thêm sữa ngoài trong thời gian này. Cho bé sinh non bú là điều không dễ dàng nhưng các mẹ hãy thật sự cố gắng vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp trẻ sinh non tăng cường các yếu tốt miễn dịch, nó còn giúp bé dễ tiêu hóa, đặc biệt phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Hãy giữ cho mẹ khỏe, nhanh phục hồi sức sau sinh, có dinh dưỡng tốt và nghỉ ngơi đầy đủ để có sữa cho trẻ bú.

Trong những trường hợp đặc biệt, khi mẹ không thể có sữa cho trẻ bú, việc lựa chọn sữa ngoài cho trẻ cần phải hết sữc cẩn thận và kỹ lưỡng, nên có sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa nhi.

+ Hiện tại, các loại sữa tốt nhất cho chăm sóc trẻ sinh non trong các bệnh viện chuyên dụng là Sữa similac special care 24 được sản xuất tại Ohio Mỹ bởi tập đoàn dinh dưỡng Abbott Nutrision.

Sữa Similac Special Care 24 dành sản phẩm đặc trị cho trẻ sinh non dưới 3,6kg tốt nhất hiện nay

Cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh non tháng:

Về lượng sữa cho trẻ sơ sinh non tháng bú theo từng cữ nên tuân thủ nguyên tắc cho bé bú theo nhu cầu:

Trong tuần đầu tiên:

+ Mỗi cữ từ 8-10 ml/lần, chia làm 10-13 cữ tùy theo cân nặng, theo đó cần 60-70 ml sữa cho 1kg cân nặng, ví dụ trẻ 1,5kg cần khoảng 90-105ml sữa chia cho khoảng 10 cữ mỗi cữ bú khoảng 9ml sữa.

+Mỗi ngày nên cố gắng tăng thêm 10ml sữa cho bé ăn, ví dụ ngày đầu là 100ml thì ngày thứ 2 cố gắng là 110ml trong trường hợp bé đáp ứng tốt.

Trong tuần thứ 2:

+ Lượng sữa khuyến cáo cho mỗi lần ăn của trẻ là 15-10ml/lần, ngày ăn từ 10-12 lần tùy theo khả năng đáp ứng của trẻ.

+ Cách tính lượng sữa cho 1 ngày của trẻ là: cần 140ml sữa/ 1kg cân nặng ví dụ trẻ 1,5kg cần khoảng 140mlx1,5kg =210ml chia ra làm khoảng 10-12 cữ bú.

+ Vẫn cố gắng tăng thêm 10ml/ngày mỗi ngày nếu bé đáp ứng tốt, chú ý tăng từ từ không tăng đột biến.

Từ tuần thứ 3 trở đi cách tính như sau:

+ Trẻ cần khoảng 130kcal/1kg cân nặng cho một ngày.

+ Bạn cần đọc hướng dẫn trên hộp sữa để biết 1ml sữa pha chẩn cung cấp cho bé bao nhiêu kcal. Ví dụ như loại Sữa Diamond Newborn baby sau cung cấp 1kcal=1ml, như vậy 1kg cân nặng của bé cần 130ml/ngày, bé 2 kg cần 260ml/ngày chia ra khoảng 10-12 lần bú.

+ Nếu bạn dùng loại sữa đặc dụng cho trẻ sinh non: Sữa similac special care 24 thì 30ml sữa sẽ cung cấp cho bé 24kcal, 1 ống 59 ml sẽ cung cấp cho bé 48kcal. Vậy nếu bé 2kg cần 260/48 = 5,5 ống 1 ngày.

Làm sao biết bé đã bú đủ

Trong 2 tuần đầu, cha mẹ có thể yên tâm là con đã bú đủ nếu bé đại tiện mỗi ngày 3-4 lần bãi đủ lớn, tiểu tiện từ 6 lần trở lên và có vẻ no nê sau mỗi cữ bú. Vào cuối tuần thứ 2, số lần đi ngoài sẽ giảm.

Một số lưu ý trong việc chăm sóc trẻ sinh non (đẻ non)

+ Thường trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, nên sẽ không đáp ứng được số lượt ăn trong ngày, để đảm bảo lượng bú của trẻ bố mẹ nên đánh thức trẻ dậy cho ăn rồi sau đó cho dỗ cho trẻ ngủ tiếp. Trẻ ngủ nhiều rất tốt vì trong lúc trẻ ngủ một loại hocmon kích thích sinh trưởng sẽ được tuyến yên sinh ra giúp trẻ tăng cân nhanh.

+ Không nên cho trẻ bú sữa khi trẻ đang ngủ vì trẻ sơ sinh luôn có phản ứng mút và nuốt, các phản ứng này sẽ mất đi khi trẻ lớn dần lên. Vì vậy, nếu cho trẻ bú sữa khi đang ngủ, sẽ dễ dàng nuôi trẻ trong thời gian đầu, nhưng về lâu dài các bé này rất biếng ăn và khó chăm sóc.

+ Tất cả trẻ bú mẹ cần uống vitamin D và từ 6 tháng trở đi, bé cần được bổ sung fluor để phòng sâu răng. Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, trẻ sinh non cần được bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn so với  trẻ sinh đủ tháng. Thông thường, các bé cần được uống thêm sắt và vitamin. Sắt được khuyến cáo sử dụng trong 1 năm và không uống cùng với sữa.

+ Trẻ sinh non rất hay nôn, trớ vì cơ địa yếu, dạ dày còn nằm ngang và cơ tâm vị chưa đóng chặt. Các triệu chứng trên sẽ giảm dần khi bé lớn lên và hết hẳn sau khi bé qua 12 tháng tuổi. Để giúp trẻ giảm nôn trớ:

+ Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ, dùng biệp pháp cho bú tự nhiên là tốt nhất và tôn trọng khả năng “ăn” của bé. Không ép trẻ ăn quá no, chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày.

+ Nếu dùng sữa ngoài nên dùng các loại sữa dễ tiêu hóa, các loại sữa thủy phân.

+ Cho bé bú mẹ hoặc bú bình đúng tư thế, sau khi trẻ bú sau phải bế trẻ đúng tư thế khoảng 60 phút mới được đặt bé nằm.

+ Không quấn tã, băng rốn quá chặt.

+ Nếu trẻ bị nôn trớ, nên để trẻ nằm nghiêng hoăc ở tư thế cho sữa dễ trào ra nhất, đừng cố hạn chế trẻ nôn để tránh trường hợp trẻ bị sặc sữa.

+ Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, miệng trẻ sau khi trẻ bị nôn trớ, tránh cho đường hô hấp bị viêm nhiễm.

+ Táo bón cũng là rắc rối thường gặp ở trẻ sinh non. Việc bé vài ngày không đại tiện có thể khiến cha mẹ lo lắng nhưng không phải chuyện quá đặc biệt. Nếu ngoài triệu chứng táo bón, trẻ còn có rối loạn khác ở hệ tiêu hóa hoặc ăn uống kém thì vấn đề có thể nghiêm trọng hơn. Cần đi khám bác sĩ nếu bé táo bón thường xuyên và kéo dài.

Chăm sóc trẻ sinh non đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng. Bất cứ triệu chứng không ổn ở trẻ sinh non sẽ phát triển rất nhanh, nhiều khi chỉ cần từ sáng đến chiều là tình hình đã khác hẳn, xấu đi nhanh, không kịp trở tay.

Ví dụ: Nhưng một trẻ sinh non có dấu hiệu xổ mũi buổi sáng thì buổi trưa họng đã có thể có vấn đề, và nếu để sang ngày hôm sau thì phổi cũng có thể bị ảnh hưởng hình ảnh của phổi chụp lên đã trắng xóa. Vì vậy, khi có bất cứ một triệu chứng nào xấu ở trẻ sơ sinh, sinh non như ho, sốt hay tiêu chảy… cũng cần được bác sĩ nhi khoa chẩn đoán, điều trị sớm.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook