Thứ Năm, 12/04/2018 | 15:36

Trị sẹo bằng phương pháp cà da mặt

Di chứng nhiễm trùng do mụn, sẹo để lại sau khi bị thủy đậu hay điều trị da không đúng cách, khiến một số người có cơ địa sẹo lồi hoặc sẹo lõm có làn da không mong muốn. Các phương pháp dưỡng da đều trở nên vô nghĩa. Một phương pháp mới được đưa vào ngành thẩm mỹ từ năm 1990 để hỗ trợ cho việc điều trị các vết sẹo là phương pháp cà da mặt. Chúng ta cùng tìm hiểu lợi hại của phương pháp này nhé.

Điều trị da với phương pháp cà da mặt

Đây là phương pháp sử dụng bàn chải sắt, bánh xe kim cương với các cạnh thô hay một công cụ đặc biệt bằng thép với đầu có chất nhám, được xoay tròn liên tục để loại bỏ các lớp trên của da. Bàn chải hoặc burr quay nhanh chóng, có nhiệm vụ mài và bào các lớp trên cùng của da. Quá trình này tạo vết thương da và làm cho da chảy máu để khi vết thương lành lại, da mới phát triển thay thế cho vùng da bị hư hỏng đã được mài bỏ trong quá trình cà da. Do kỹ thuật cà da rất đau nên thường được thực hiện trong tình trạng bệnh nhân được gây mê toàn diện để giảm bớt đau đớn.

Cà da mặt là một trong những phương pháp điều trị có kết quả trong trường hợp da mặt bị gồ ghề, lồi lõm do sẹo mụn, chấn thương hay do phẫu thuật. Tuy nhiên đối với biện pháp này, việc điều trị cần cực kỳ thận trọng, phải theo đúng một quy trình nghiêm ngặt và được thực hiện bởi các bác sỹ có tay nghề chuẩn xác.

Thuốc gây tê có thể được sử dụng trước khi điều trị bằng siêu mài mòn tùy thuộc vào mức độ điều trị trên từng bệnh nhân, thường sử dụng thuốc tê tại chỗ. Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần để giúp bệnh nhân thư giãn. Trong quá trình điều trị, da của bệnh nhân sẽ được giữ ở trạng thái kéo căng.

Nguy cơ gặp phải với phương pháp cà da mặt

Trong quá trình thực hiện, nếu cần lỡ tay cà quá tầng hạ bì thì bệnh nhân sẽ phải mang thêm nhiều vết sẹo với thương tổn sâu hơn và các tác dụng phụ khác. Bên cạnh đó, cảm giác bỏng rát, đau đớn, sưng tấy và chảy máu ở da là điều khó tránh khỏi.

Tay nghề của bác sĩ nếu không đảm bảo, và dụng cụ thực hiện nếu không đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật và vệ sinh như quá cũ kỹ, chưa được tiệt trùng, vận hành không đúng cường độ,… thì rất dễ gây nên thương tổn, nhiễm trùng và nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm, thậm chí là những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như AIDS.

Sau khi điều trị, bệnh nhân cần phải uống thuốc thường xuyên, băng bó mặt và giữ vệ sinh thật kỹ, tránh nắng tuyệt đối để tránh tình trạng nhiễm trùng và nám da do làn da trở nên yếu ớt và dễ tổn thương hơn bao giờ hết và kiêng cữ nhiều loại thức ăn.

Đây là phương pháp ẩn chứa nhiều rủi ro

Phương pháp cà da mặt là phương pháp gây đau đớn, chảy máu, thời gian hồi phục kéo dài từ 1-3 tháng, khoảng 20% trường hợp phải mất từ 6-9 tháng để có được màu da đồng nhất. Đối với tình trạng sẹo nặng, khách hàng còn được tư vấn cà da mặt nhiều lần để loại bỏ hết những phần da sẹo không mong muốn, dẫn đến thời gian hồi phục còn lâu hơn gấp nhiều lần. Hiện nay có nhiều phương pháp khác ít nguy cơ hơn như Laser C02 fractional hoặc lột da mặt, đem lại hiệu quả hơn trong điều trị.

Điều trị sẹo da bằng phương pháp cà da mặt nên hay không nên

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Ánh sáng sinh học LED có tác dụng gì điều trị chăm sóc da

+ Mesotherapy Mix – Phương pháp điều trị sẹo sinh học

+ Những sai lầm phổ biến khi điều trị sẹo rỗ

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook